Điểm danh các bệnh lý khi cơ thể thiếu Đồng lâu ngày

Điểm danh các bệnh lý khi cơ thể thiếu Đồng lâu ngày
Thiếu Đồng lâu ngày có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe đáng lo ngại hơn bạn nghĩ. Bài viết này sẽ cho bạn biết các bệnh lý có nguy cơ gặp phải khi cơ thể thiếu Đồng lâu ngày.

Đồng là khoáng chất có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể người. Đồng cực kỳ cần thiết và tốt cho hệ thống xương khớp, tăng sức khỏe của hệ cơ quan này.

Ngoài ra, nó tham gia vào quá trình trao đổi chất lành mạnh, tạo ra năng lượng tích cực cho cơ thể giúp sự phục hồi được thuận lợi hơn. Nhờ có Đồng mà hormone được cân bằng, sắt được chuyển hóa và hấp thu tốt...từ đó, tránh được nhiều bệnh tật.

1. Một số bệnh lý khi thiếu Đồng lâu ngày

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, Đồng là khoáng chất phổ biến đứng thứ 3 trong cơ thể. Tuy nó không cần được bổ sung quá nhiều nhưng lại không thể thiếu đối với quá trình chuyển hóa, trao đổi chất cần thiết. Vậy thiếu Đồng lâu ngày có thể gây ra những căn bệnh nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây:

1.1. Bệnh thiếu máu

Đồng là yếu tố rất quan trọng giúp cơ thể chúng ta tăng khả năng hấp thu sắt, từ đó tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu máu. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu Đồng lâu ngày dẫn đến hàm lượng sắt cũng bị hấp thu kém đi, thì mắc bệnh thiếu máu là không thể tránh khỏi.

1.2. Bệnh tim mạch

Như đã nói ở trên, thiếu Đồng lâu ngày dẫn đến bệnh thiếu máu. Việc này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của hệ thống mạch máu, tim.

Một số thí nghiệm trên các tử thi tử vong vì bệnh tim mạch cho thấy, thiếu Đồng lâu ngày có thể khiến tim mạch hoạt động bất thường, thành mạch kém đàn hồi gây chứng phình động mạch, tim cũng có thể phình lên và vỡ do hàm lượng cholesterol, triglicerid và glucose quá cao trong máu.

1.3. Bệnh về da và tóc

Đây cũng là một bệnh lý có nguy cơ mắc phải cao khi bạn để cơ thể thiếu Đồng lâu ngày. Đồng có liên quan đến sự hình thành và tổng hợp melanin - cần thiết cho da và tóc, nó cũng giúp tăng khả năng sản sinh collagen để tăng đàn hồi cho không chỉ da mà còn các sụn khớp.

Dễ nhận thấy việc tóc bạc sớm, da nhăn nheo ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, quầng thâm mắt... là do cơ thể thiếu Đồng lâu ngày gây nên.

1.4. Bệnh xương khớp

Bệnh lý không thể bỏ qua khi thiếu Đồng lâu ngày đó là đau mỏi cổ, lưng, vai gáy…; thoái hóa đốt sống, viêm khớp...

Ở trẻ nhỏ, nếu thiếu Đồng lâu ngày còn dẫn đến sự phát triển xương bị chậm lại, xương dễ gãy hoặc nặng nề hơn là dị dạng…

2. Triệu chứng thường gặp khi cơ thể thiếu Đồng lâu ngày

Nếu xuất hiện một trong số những triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đã để cơ thể thiếu Đồng lâu ngày rồi đấy!

- Mệt mỏi, xanh xao

- Viêm khớp, loãng xương, xương giòn, đau nhức cơ bắp, đau khớp

- Nhiệt độ cơ thể thấp hoặc luôn cảm thấy lạnh

- Thiếu máu

- Hay bị cảm và sốt

- Rụng tóc, tóc bạc sớm

- Có những vết bầm tím, nếp nhăn trên da

- Da viêm loét lâu khỏi

3. Nguồn cung cấp đồng từ thực phẩm

Đồng không tự sản sinh mà chúng ta phải nạp vào cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng phong phú hàng ngày. Cơ thể sử dụng Đồng thường xuyên, nên lời khuyên cho bạn là nên ăn đa dạng các nhóm thực phẩm như:

- Gan động vật

- Thủy sản như tôm, sò, cua, ốc;..

- Hải sản như hàu, cá biển...

- Các loại rau củ quả

- Các loại đậu, ngũ cốc nguyên liệu

- Cacao, chocolate.

Nếu việc bổ sung bằng thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày không đủ đáp ứng nhu cầu Đồng của bạn, có thể lựa chọn các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng chứa Đồng. Tuy nhiên, nên tuyệt đối tuân thủ liều lượng sử dụng và sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ kê đơn, bởi nếu dùng quá liều có thể khiến bạn bị ngộ độc Đồng hoặc mắc phải các bệnh lý do thừa Đồng.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn nắm được một số bệnh lý có nguy cơ mắc phải khi để cơ thể thiếu Đồng lâu ngày. Lời khuyên cho bạn là chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, ăn đa dạng các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng để bổ sung hàm lượng Đồng cần thiết cho cơ thể.


Tác giả: Trà Mi