8 bí kíp giúp giữ gìn giọng nói, bảo vệ thanh quản

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
8 bí kíp giúp giữ gìn giọng nói, bảo vệ thanh quản
Để có giọng nói trong sáng, rõ ràng, mọi người cần phải biết cách làm thế nào để bảo vệ thanh quản đúng cách.

Cổ vũ, la hét, mải mê hát hò, hoặc do yêu cầu công việc phải nói to, nói nhiều, nói liên tục,… có thể gây ra tình trạng khản tiếng, mất tiếng. Do vậy, mọi người đều cần biết phương pháp để bảo vệ thanh quản đúng cách.

1. Đừng nói quá to

- Bạn có biết, cố gắng để nói thật to là nguyên nhân phá hỏng giọng nói nhanh nhất. Do đó, dù sử dụng bất cứ biện pháp hay kĩ thuật nào, bạn vẫn nên cố gắng giữ giọng nói ở mức độ vừa phải.

- Với giáo viên, khi phải phát biểu trước một hội đồng hay dạy lớp có rất đông học sinh, hãy tìm cho mình một chiếc micro để bảo vệ thanh quản. Chỉ một buổi chiều gắng sức để nói trước đám đông sẽ làm bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu vào những ngày tiếp theo.

2. Nói chậm hơn là cách tốt để bảo vệ thanh quản

- Một trong những hành động thường gặp nhất khiến mọi người trở lên nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi là nói quá nhanh. Việc cố gắng để nói với tốc độ bình thường sẽ giữ cho bạn một giọng nói luôn khỏe mạnh, giúp bảo vệ thanh quản hiệu quả.

3. Cảm nhận và điều tiết hơi thở là bài tập tốt để bảo vệ thanh quản

- Trong suốt một ngày dài, hãy cố gắng tự kiểm tra để đảm bảo hơi thở của bạn đều đặn và ổn định. Các nhà khoa học khuyến cáo rằng chúng ta nên điều tiết hơi thở của mình trước khi ngủ như một dài tập.

- Vào cuối ngày, khi nằm xuống ngủ, bụng của chúng ta phồng lên khi hít thở và xẹp lại khi chúng ta thở ra. Chúng ta nên cố gắng hít thở bằng bụng và phổi sẽ hít được nhiều không khí hơn giúp bảo vệ thanh quản, tiết kiệm năng lượng và làm việc bền sức hơn trong những ngày dài bận rộn.

4. Xác định cao độ tự nhiên của giọng nói

- Khi chúng ta phải nói nhiều, nhưng nói trong khoảng âm lượng phù hợp, thì sẽ ít bị căng thẳng hơn. Độ cao tốt nhất để bảo vệ thanh quản không phải là mức cao nhất hoặc thấp nhất trong phạm vi tự nhiên của giọng nói mà nằm ở tầm giữa.

- Hãy xác định xem phạm vi âm thanh bạn cảm thấy dễ chịu thỏa mái nhất khi nói, chẳng hạn như giọng điệu của bạn khi bạn tự nói "uh-huh". Chú ý mức trên cùng của "huh" thường phản ánh âm thanh tự nhiên và tối ưu trong giọng nói của bạn. Nếu giọng nói bạn sử dụng để nói chuyện khác xa so với giọng tự nhiên, bạn có thể bị căng thẳng và khó chịu.

5. Luyện giọng nói bằng ống hút nước

- Nếu giọng nói khàn, gượng gạo hoặc mất giọng xuất hiện thường xuyên, hãy thêm các bài tập luyện giọng bằng cách sử dụng một ống hút uống nước. Những bài tập đơn giản chỉ mất vài phút mỗi ngày nhưng có thể tạo sự khác biệt lớn trong việc bảo vệ giọng nói.

6. Uống nhiều nước

Chìa khóa để giữ gìn giọng nói, bảo vệ thanh quản cũng như cơ thể của chúng ta là uống nhiều nước. Nhưng cà phê và đồ uống chứa caffein không được tính trong các loại đồ uống này vì chúng có thể có tác dụng ngược lại và làm khô giọng.

- Nước giúp bôi trơn các dây thanh quản, ngăn ngừa sự hao mòn và cảm giác đau rát khi nói.

7. Hãy chú ý đến quãng âm thấp nhất

- Những cô gái trẻ (và rộng hơn có thể kể đến những người trẻ tuổi) có nhiều khả năng sử dụng kiểu giọng nói trầm bổng. Tuy nhiên, sự rung động của giọng nói quá trầm và luyến náy này gây ra sự rung động của các thanh âm nếu làm dụng nó, thực sự "thiêu đốt" giọng nói của bạn. Các nhà khoa học cho biết cách nói này làm tổn hại nghiêm trọng đến các dây thanh quản, và có thể làm nổi hạt trên dây thanh quản và gây ra tình trạng khản giọng.


Tác giả: Thắng Lê