Chạy bộ là môn thể thao đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tích cực đến sức khỏe lẫn vóc dáng. Chạy bộ cũng không cần đầu tư nhiều về tài chính, không nhất thiết phải vào phòng gym đông đúc cũng như không yêu cầu quá nhiều kỹ năng.
Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý những sai lầm dễ mắc phải khi chạy bộ dưới đây để tránh tình trạng mất cơ, chấn thương hay nghiêm trọng hơn là những vấn đề về tim mạch khi chạy bộ chưa đúng cách.
Một trong những sai lầm khi chạy bộ dễ mắc phổ biến nhất là sải chân quá dài. Việc này gây thương tích phổ biến nhất do tiếp đất quá mạnh bằng chân trước so với trọng tâm của cơ thể. Một số người cho rằng một sải chân dài sẽ cải thiện tốc độ và hiệu suất chạy nhưng điều này không thật sự hiệu quả. Tiếp đất quá mạnh sẽ làm lãng phí năng lượng và phá vỡ tư thế chạy của bạn và dẫn đến chấn thương ống chân. .
Thay vào đó, hãy tập trung vào việc tiếp đất ở giữa bàn chân, đặc biệt là khi xuống dốc. Chú ý vung tay ngắn, thấp để giữ cho sải chân của bạn ngắn và sát mặt đất. Cố gắng điều chỉnh các bước chân nhẹ nhàng và hạn chế thời gian tiếp xúc với mặt đất.
Một trong những sai lầm dễ mắc phải khi chạy bộ của người mới bắt đầu là thường không lượng sức mình mà tập luyện quá sức. Giai đoạn đầu là giai đoạn cơ thể còn chưa thích nghi và quen với cường độ vận động, do đó việc tập với cường độ cao dễ dẫn đến đau nhức cơ, mệt mỏi,…
Hãy thực hiện chạy bộ theo lộ trình phù hợp với bản thân. Nâng thời gian chạy, tốc độ chạy, chặng đường chạy qua từng giai đoạn. Biện pháp này không chỉ chạy bộ mà còn áp dụng được với nhiều bộ môn thể thao khác. Các chuyên gia đều khuyến khích người mới bắt đầu luyện tập không nên tăng cường độ lên quá 10% mỗi tuần.
Chạy bộ có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe và vóc dáng người tập. Tuy nhiên giống như những môn thể thao khác, trước khi bắt đầu cần có một bài khởi động trước tiên để đảm bảo tất cả các bộ phận trên cơ thể sẵn sàng. Làm giảm nguy cơ chấn thương các hệ cơ và tăng tuần hoàn máu.
Ngoài ra, việc chỉ duy nhất chạy bộ mà không tập luyện các bài tập khác sẽ dẫn đến việc 1 nhóm cơ hoạt động quá nhiều, đôi chân lúc nào cũng ê ẩm. Từ đó dẫn đến việc luyện tập không mang lại nhiều hiệu quả như mong muốn.
Chính vì vậy, trước khi bắt đầu chạy bộ cần bắt đầu bằng những bài khởi động và kết thúc bằng việc đan xen những bài tập phát triển nhóm cơ khác. Nếu có thể, hãy kết hợp việc chạy bộ với nhiều môn thể thao khác như bơi lội, yoga, ... để cơ thể dẻo dai và phát triển toàn diện nhất.
Cho dù chạy bộ với cường độ như thế nào thì việc nghỉ ngơi là rất cần thiết để cơ thể được hồi phục. Việc này tốt cho sức khỏe và an toàn hơn so với việc rèn luyện sức khỏe ở tần suất cao và cường độ mạnh. Thời lượng chạy tốt nhất mà các chuyên gia nghiên cứu là 3 lần mỗi tuần, mỗi lần chạy khoảng 20-50 phút với cường độ tập luyện vừa phải.
Khi chạy bộ, các cơ bắp đột ngột hoạt động nhiều hơn so với trước đó hoặc thay đổi cách vận động gây ra thương tổn cho các sợi cơ. Từ đó, hiện tượng đau nhức và căng cứng cơ sẽ xảy ra. Tuy nhiên đôi lúc có thể cơn đau của bạn là bất bình thường. Hãy kiểm tra và xác định rõ nguyên nhân của cơn đau là gì để có biện pháp điều trị kịp thời.
Lưu ý tuyệt đối không nên cố gắng chịu đựng bởi rất có thể đây là tình trạng đau cơ kéo dài hoặc do chế độ luyện tập chưa thực sự phù hợp với bản thân. Hãy trao đổi với chuyên gia y tế để được chẩn đoán nếu tình trạng đau nhức quá mạnh hay kéo dài.
Tuy rằng không cần phải đầu tư quá nhiều để bắt đầu thói quen chạy bộ, nhưng không có nghĩa nên bỏ qua những trang phục chuyên dụng cho việc tập luyện. Một đôi giày chất lượng tốt là cần thiết để nâng cao hiệu quả tập luyện cũng như giảm thiểu chấn thương. Đồng thời, lựa chọn đồ tập phù hợp với vóc dáng cơ thể, với từng mùa nhất định cũng ảnh hưởng tới kết quả của chạy bộ.