Ở những người cao tuổi, cơ thể dần bị lão hóa khiến cho hệ tim mạch hoạt động yếu hơn rất nhiều và rất dễ mắc bệnh. Những căn bệnh này vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong cũng như để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do đó việc tìm hiểu các cách phòng bệnh tim mạch ở người già là vô cùng cần thiết.
Người cao tuổi dễ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn và chúng đều ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong. Những bệnh tim mạch thường thấy ở người cao tuổi bao gồm:
- Bệnh rối loạn chuyển hóa lipid. Căn bệnh này khiến lượng cholesterol trong máu cao, nhất là nhóm cholesterol xấu. Chúng có thể dẫn đến hình thành mảng xơ vữa động mạch và phát triển âm thầm, gây cản trở đến quá trình lưu thông máu. Từ đó gây thiếu máu và hình thành cơn đau tim.
Đọc thêm:
- Người trẻ tuổi bị cao huyết áp đối diện với nguy cơ sa sút trí tuệ
- Lợi ích của việc ăn chay đối với người cao tuổi trong mùa dịch Covid-19
- Đau tim, nhồi máu cơ tim. Bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể do mao mạch co thắt, huyết khối trong động mạch hay rò rỉ mao mạch gây nên.
- Rối loạn nhịp tim. Nhịp tim quá chậm, quá nhanh hay dao động không đều là những dấu hiệu có thể thấy của rối loạn nhịp tim và thường gặp ở người trên 60 tuổi. Bệnh có thể nguy hiểm hơn nếu đi kèm với các bệnh lý như bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
- Bệnh lý van tim. Các bệnh lý này thường khiến cho máu tuần hoàn ở tim không đúng cách. Trong số đó có tình trạng hở van tim rất thường gặp, khiến máu sau khi bơm ra ngoài có thể trào ngược trở lại tim, khiến tim suy yếu.
- Suy tim sung huyết. Đây là tình trạng khi máu không được bơm đến toàn bộ các cơ quan trọng cơ thể. Những khu vực xa tim không được nhận đủ oxy và dinh dưỡng, tăng nguy cơ phát sinh đột quỵ hoặc hoại tử tứ chi.
- Bệnh lý mạch máu. Nhóm bệnh này khá phổ biến, bao gồm bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch ngoại biên.
Tuổi cao khiến cơ thể dần lão hóa, khi đó cấu trúc các bộ phân trong cơ thể có thể biến đổi dễ dẫn đến các chức năng của tim suy giảm gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập không đều. Lúc này, các mạch máu cũng trở nên cứng hơn, không co giãn tốt buộc tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu vào động mạch. Ngoài ra các van tim cũng bị thoái hóa trở nên xơ và vôi hóa. Do đó, người cao tuổi thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn.
Như đã nói ở trên, người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Chính vì thế, họ cần đặc biệt chú ý đến các vấn đề như cải thiện sức khỏe tinh thần, tập thể dục đều đặn phù hợp với sức khỏe hay kiểm soát việc sử dụng thuốc điều trị, chế độ ăn uống để có thể phòng bệnh tim mạch hiệu quả.
Dưới đây là những biện pháp giúp người cao tuổi có thể kiểm soát hệ tim mạch ổn định, phòng tránh các bệnh tim mạch hiệu quả:
Rau xanh là một loại thực phẩm có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và các chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhờ khả năng chống viêm với các mạch máu, giúp loại bỏ sự tích tụ mảng bám trong lòng động mạch.
Bên cạnh đó trái cây và rau quả như cam, chuối, nấm... rất giàu kali giúp điều hòa huyết áp. Các loại hải sản như cá hồi, cá mòi… có chứa omega 3 giúp làm giảm huyết áp và triglycerides trong máu.
Chất béo bão hòa là loại chất béo có hại có trong các sản phẩm từ bơ, sữa, thịt… nên được hạn chế nhằm giảm lượng cholesterol xấu làm tăng mảng bám vào thành mạch máu. Bữa ăn hàng ngày chỉ nên có khoảng 1% lượng thức ăn có chứa chất béo bão hòa và nên tránh đồ ăn chiên xào, đồ ăn nhanh, bánh ngọt.
Để phòng tránh bệnh tim mạch có thể xảy ra và có diễn tiến phức tạp, người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ thường xuyên. Cần duy trì mức huyết áp dưới 120/80 (mm Hg) và kiểm soát bệnh tiểu đường do người bệnh tiểu đường thường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao.
Tập luyện thể dục thể thao có thể làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol xấu, từ đó giúp người cao tuổi có mức huyết áp ổn định, ngăn ngừa béo phì, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Các nhóm bài tập thể dục tốt cho sức khỏe người cao tuổi là đi bộ, khiêu vũ, dưỡng sinh…. và chỉ nên tập ở cường độ vừa phải, ví dụ như đi bộ 30 phút mỗi ngày. Cần lưu ý đối với những người có bệnh nền, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chắc chắn bài tập đó phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc hút thuốc có thể dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch cao gấp 2 đến 4 lần so với những người không hút thuốc. Hơn thế nữa, hút thuốc còn là nguyên nhân gây hẹp động mạch, tăng huyết áp khiến đông máu dẫn đến những cơn đau tim.
Mặt khác, khi bạn hút thuốc, những người xung quanh cũng sẽ hút thuốc thụ động và có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của họ. Thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá dù là chủ động hay bị động cũng có nguy cơ gây ra bệnh tim.