Nhóm các bệnh mùa thu thường gặp bao gồm: Hen suyễn dị ứng, viêm loét dạ dày, đau mắt đỏ và suy tim. Những bệnh này có liên quan lớn tới sự chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm, thời tiết khô hanh và hệ miễn dịch bị suy giảm.
Mặc dù thời tiết mùa thu đã mát mẻ hơn so với những ngày hè nóng bức nhưng không vì thế mà bạn có thể lơ là với sức khỏe của mình. Đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch kém, người hay ở trong vùng mưa bão,...
Viêm hay đau họng là bệnh lý thường thấy do hệ miễn dịch suy yếu dễ xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Hay nói cách khác, một khi sức đề kháng suy giảm do sự chủ quan dưới tác động của thời tiết có thể khiến bạn dễ nhiễm các loại virus hơn.
Còn theo People, nguyên nhân gây ra bệnh mùa thu phổ biến này đầu tiên là do sự thay đổi đột ngột của thời tiết dẫn tới việc cơ thể không kịp thích ứng, từ đó ảnh hưởng tới các cơ quan hô hấp.
Đau họng thường có các biểu hiện như: Họng sưng đau, khó nuốt; buồn nôn; nhức đầu; đôi khi kèm sốt và có hạch nổi lên hoặc amidan bị sưng to rõ.
Cách phòng tránh:
Để phòng tránh tốt nhất là bạn nên hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây kích thích niêm mạc họng chẳng hạn như đồ cay, thuốc lá,... Ngoài ra cần súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng miệng đúng cách.
Nhiều nghiên cứu cho biết, mùa thu có tỷ lệ người bị dị ứng cao hơn hẳn so với mùa hè hay mùa đông. Nguyên nhân gây ra bệnh mùa thu phổ biến này là do thời tiết khô hanh các dị nguyên dễ tiếp xúc và đi vào cơ thể bạn hơn thông qua đường mũi. Hen suyễn dị ứng có thể xảy ra khi mũi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,...
Điều này cũng đặc biệt nhấn mạnh với những người không có thói quen đeo khẩu trang, bảo vệ mũi khi đi ra ngoài. Nhất là với những người có tiền sử dị ứng hay hen suyễn khi trời đang khô hanh cao.
Triệu chứng của các cơn hen suyễn là khó thở.
Cách phòng tránh:
Cách phòng tránh hiệu quả chính là đeo khẩu trang, giữ nhà cửa sạch sẽ, không ở trong môi trường quá ẩm thấp hoặc quá khô. Nếu là người bị dị ứng với phấn hoa thì không nên ra ngoài khi trời đang khô hanh,...
Loét dạ dày tá tràng cũng là một bệnh mùa thu thường gặp do hệ miễn dịch bị suy giảm khiến cơ thể không chống chọi lại được với những vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào có thể qua đường ăn uống hay tiếp xúc khác,...
Ngoài ra, khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp hoặc bị thay đổi đột ngột khiến hàm lượng histamin trong máu bị tăng nhanh. Chúng kích kích niêm mạc dạ dày, kích thích việc bài tiết acid khiến lớp nhầy bảo vệ dạ dày bị mỏng đi gây đau.
Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng là do có thói quen hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, hay căng thẳng hoặc chế độ ăn quá nghèo nàn chất dinh dưỡng, người đang mắc các bệnh mãn tính hay bị nhiễm HP (Helicobacter Pylori).
Người bị mắc viêm loét dạ dày tá tràng thường hay bị đau bụng kèm theo nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon. Các cơn đau có thể xuất hiện vào khoảng thời gian sau khi ăn vài giờ.
Cách phòng tránh:
Để phòng tránh bệnh mùa thu thường gặp như viêm loét dạ dày tá tràng, bạn cần hạn chế ăn uống các thực phẩm chua cay có tính kích thích niêm mạc cao. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều phần, ăn nhiều lần. Ngoài ra cần uống đủ nước và chủ động uống thuốc kháng acid để ngăn ngừa các cơn đau dạ dày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Suy tim xảy ra khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới quá tải.
Cách phòng tránh:
Để phòng tránh bệnh mùa thu thường gặp này, tốt nhất là bạn nên có các biện pháp chăm sóc tim mạch từ đầu bao gồm chế độ ăn nhiều rau xanh, ít chất béo có hại. Nếu có thói quen hút thuốc thì nên bỏ ngay.
Đặc biệt, đối với những người đang hoặc có tiền sử liên quan tới các bệnh cao huyết áp cần theo dõi và uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ.
Nguyên nhân khiến đau mắt đỏ trở thành bệnh mùa thu thường gặp là do thay đổi thời tiết thất thường, đan xen nắng mưa khiến độ ẩm không khí bị cao hơn kết hợp với các tác nhân khác như khói bụi, ô nhiễm,... dẫn tới dịch bệnh bùng phát.
Đau mắt đỏ thường phổ biến khi tới mùa mưa bão, điều kiện vệ sinh kém từ nguồn nước khiến bệnh lay lan nhanh hơn từ giai đoạn giao mùa hè sang thu.
Biểu hiện của đau mắt đỏ là có nhiều gỉ (dử) mắt màu vàng hoặc xanh, mi mắt bị sưng to, mọng và mắt bị đỏ, chảy nước mắt thậm chí là đau nhức gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt.
Cách phòng tránh:
Cần thường xuyên rửa tay sát khuẩn bằng xà phòng, bỏ thói quen đưa tay lên mắt mũi miệng. Ngoài ra, không nên dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn mặt, vỏ gối, thuốc nhỏ mắt,... Cần vệ sinh sạch sẽ mắt - mũi - họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Nếu gia đình có người bệnh cần hạn chế tiếp xúc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.