Điểm danh 4 hiểu lầm về bệnh sởi thường gặp nhất

Điểm danh 4 hiểu lầm về bệnh sởi thường gặp nhất
Những hiểu lầm về bệnh sởi thường thấy đa phần do quan niệm dân gian được truyền miệng mà không có cơ sở khoa học. Từ đó gây khó khăn trong việc điều trị và làm chậm quá trình lành bệnh cũng như dẫn đến những biến chứng không đáng có.

Sởi tuy thường gặp và không phải là bệnh nặng nhưng lại có thể để lại những biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người mắc phải nếu không được điều trị đúng cách. 

Mặc dù vậy, hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều hiểu lầm về bệnh sởi do những quan niệm được truyền miệng, không có cơ sở khoa học làm chậm quá trình lành bệnh và ít nhiều dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Ban đầu, virus sởi lây nhiễm qua đường hô hấp và lan dần sang các bộ phận khác của cơ thể thông qua đường máu. Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài đến 4 ngày và tiếp tục tiến triển trong khoảng từ 4 đến 5 ngày sau đó.

Những hiểu lầm về bệnh sởi có thể bạn đang mắc phải  - Ảnh 2.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh sởi nhất (Ảnh: Internet)

1. Những hiểu lầm về bệnh sởi thường gặp

1.1. Kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín người, không vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ

Thông thường, khi mắc bệnh sởi, mọi người thường mách nhau áp dụng biện pháp kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín người, không vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ. Đây là một hiểu lầm về bệnh sởi thường thấy nhất. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng không nên áp dụng theo cách này vì như vậy không thể hạ sốt, dẫn đến co giật do sốt cao. Ngoài ra, việc không vệ sinh cơ thể sạch sẽ còn có thể dẫn đến nhiễm trùng da và biến chứng viêm phổi. Cần lưu ý không nên để cơ thể quá lạnh là được.

1.2. Kiêng cữ quá nhiều dẫn tới thiếu dinh dưỡng

Bên cạnh đó, một số người cũng có suy nghĩ kiêng cữ trong ăn uống vì sợ người bệnh khó tiêu. Điều này cũng hoàn toàn sai lầm do nếu kiêng ăn thì trẻ rất dễ suy dinh dưỡng và dễ dẫn đến biến chứng của sởi. Cách làm đúng nhất lúc này là ép người bệnh ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa và bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu.

1.3. Không cách ly nghiêm ngặt

Không chú ý vệ sinh nơi ở và không cách ly người bệnh kịp thời cũng là một quan điểm sai lầm dẫn đến lây lan mạnh bệnh sởi. Các chuyên gia đã khuyến cáo người dân nên cách ly người bệnh khi có dấu hiệu, đồng thời dọn dẹp sạch sẽ môi trường sinh sống và giữ cho nơi ở luôn thông thoáng để phòng tránh tình trạng bùng phát bệnh.

1.4. Sởi lây lan qua tiếp xúc với các nốt ban đỏ

Một hiểu lầm về bệnh sởi khá phổ biến tiếp theo có thể kể đến là suy nghĩ bệnh sởi lây lan qua tiếp xúc với những nốt ban đỏ ở da. Thực chất sởi là một bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp. Bằng cách ho, hắt hơi hay nói chuyện, những giọt dịch tiết có chứa virus sẽ bắn ra ngoài và khuếch tán trong không khí. Người khoẻ mạnh hít vào sẽ bị nhiễm bệnh. 

Hơn thế nữa, những người chăm sóc bệnh nhân hoặc có tiếp xúc với mầm bệnh sởi nếu không rửa tay diệt khuẩn sạch sẽ cũng có thể làm lây lan virus sang người khác. Trường hợp lây nhiễm gián tiếp qua tiếp xúc ngoài da là rất hiếm gặp.

Những hiểu lầm về bệnh sởi có thể bạn đang mắc phải  - Ảnh 3.

Sởi không lây nhiễm qua việc tiếp xúc với những nốt ban trên da (Ảnh: Internet)

Mặt khác, việc chủ quan không tiêm phòng cho trẻ nhỏ cũng có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh ở trẻ em. Sởi cũng được đánh giá là căn bệnh không quá nguy hiểm, có thể chữa khỏi trong thời gian ngắn nên mọi người cũng không nên quá e dè, lo sợ.

Một lưu ý cần ghi nhớ là không nên áp dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian truyền miệng bằng các loại cây cỏ khi chưa có kiểm chứng cơ sở khoa học. Điều này có thể gây các nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

2. Lưu ý cho người mắc bệnh sởi

Khi mắc bệnh sởi, bệnh nhân cần được giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ ấm người khi trời đang lạnh. Ngoài ra cũng nên nhỏ mắt, mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) thường xuyên từ 3 đến 4 lần mỗi ngày. Người nhà cũng nên lau dọn nhà cửa, phòng ngủ và tiệt trùng đồ dùng cá nhân của người bệnh một cách thường xuyên.

Điều này là do khi mắc sởi, bệnh nhân sẽ sốt rất cao và đổ nhiều mồ hôi để thoát nhiệt. do đó việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ cũng giúp tránh nhiễm trùng, tạo cảm giác thoải mái để người bệnh mau khỏi hơn. Nên để bệnh nhân sởi nằm ở căn phòng thoáng mát, thông gió đầy đủ.

3. Nên cách ly bệnh nhân mắc bệnh bao nhiêu lâu?

Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo hạn chế tiếp xúc với người bệnh trong 7 ngày kể từ lúc phát ban đối với người lớn và từ 4 đến 5 ngày với trẻ em. Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh sởi được điều trị trong bệnh viện thì cần cách ly hô hấp đến ngày thứ 4 sau khi phát ban. 

Kể cả với người nhà, người chăm sóc cũng chỉ nên tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh sau khi đã được tiêm phòng sởi đầy đủ. Nếu trong nhà bạn có người bị sởi và những người còn lại chưa được tiêm phòng thì cần cách ly người bệnh và đến các trung tâm tiêm chủng để tiêm vaccine phòng sởi càng sớm càng tốt. Thêm nữa, trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân, cần rửa tay thật sạch với xà phòng diệt khuẩn để hạn chế khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang bản thân và người xung quanh.


Tác giả: Anh Dũng