Điếc đột ngột: Biện pháp xử lý và cách phòng tránh

Điếc đột ngột: Biện pháp xử lý và cách phòng tránh
Điếc đột ngột là một tình trạng bị mất hoặc bị giảm thính lực xảy ra nhanh chóng. Đa số các trường hợp này chỉ xảy ra ở một tai do tổn thương của tai trong và có kiểu hiện nghe kém tiếp nhận trên thính lực đồ hơn âm.

Tình trạng điếc đột xảy ra được xem là một cấp cứu trong tai - mũi - họng. Nếu không sớm nhận được chuẩn đoán, điều trị và xử lý kịp thời sẽ làm giảm hiệu quả và cơ hội có thể phục hồi thính lực ở người bệnh.

Hiện nay, tỷ lệ người đến bệnh viện thăm khám do bị giảm thính lực hoặc bị điếc đột ngột ngày càng tăng cao. Thông thường bệnh xảy ra ở một tai và bệnh có xu hướng xảy ra đối với những người thường xuyên phải làm việc ở nơi ồn ào, công việc chịu căng thẳng.

Tuy nhiên, bệnh đột ngột giảm thính lực có thể không thuyên giảm thậm chí ngay cả đối với các trường hợp người bệnh được điều trị tích cực gây ra những lo lắng cho người bệnh và để lại di chứng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc về sau.

1. Khó xác định nguyên nhân gây ra tình trạng điếc đột ngột

Thực tế nguyên nhân gây ra tình trạng điếc đột ngột phần lớn rất khó có thể xác định được. Trong một số giả thuyết về bệnh nguyên của tình trạng điếc đột ngột xảy ra như sau:

- Giả thuyết điếc đột ngột xảy ra do nhiễm virus: Có tới 30 đến 40% người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên trong vòng 1 thang trước khi triệu chứng điếc đột ngột xuất hiện.

Điếc đột ngột: Biện pháp xử lý và cách phòng tránh - Ảnh 2.

Tình trạng điếc đột ngột xảy ra thực tế rất khó để có thể xác định được nguyên nhân - Ảnh Internet

Điều này cho biết rằng giả thuyết mạch máu gồm các tổn thương sẽ làm giảm lưu lượng máu đến tai trong như vi huyết khối, vi thuyên tắc mạch và co thắt mạch máu, bị giảm huyết áp hoặc xuất huyết mội mê nhỉ. Tình trạng giả thuyết miễn dịch - kháng thể kết hợp với các kháng nguyên nội sinh ở tai trong, giả thuyết mất cân bằng áp lực trong trường hợp sung nước mê nhĩ.

Bản chất chỉ có khoảng 10 đến 15% các trường hợp bị điếc đột ngột có thể tìm và xác định được nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh điếc đột ngột như:

- Mắc các bệnh truyền nhiễm - viêm màng não.

- Bị viêm mê nhĩ.

- Xuất hiện tình trạng viêm ốc tai có thể xảy ra do các tác nhân nấm, vi trùng, virus,...

- Nếu người bệnh mắc các bệnh lý mạch máu như tắc hoặc co thắt mạch máu tai trọng, đặc biệt xảy ra đối với các đối tượng có nhóm yếu tố nguy cơ cao như bệnh đái tháo đường, bệnh tăng huyết áp hoặc béo phì và rối loạn mỡ máu.

- Mắc các bệnh lý trong tai.

- Khi sử dụng các thuốc độc cho thai như kháng sinh nhóm aminoglycosides, quinine, aspirin, cisplatin.

- Các bệnh lý tân sinh u: u góc cầu - tiểu não, u ống tai trong, u di căn từ nơi khác đến xương thái dương hay màng não.

- Có thể mắc các bệnh lý tự miễn: u hạt Wegener, viêm đa khớp, hội chứng Cogan, bệnh Lupus ban đỏ hệ thống.

- Điếc đột ngột xảy ra do các chấn thương: chấn thương đầu, chấn thương tai do áp lực, gặp chấn thương tai do âm thanh, rò ngoại dịch.

- Cũng có thể người bệnh bị mắc các bệnh lý chuyển hóa: rối loạn chuyển hóa sắt, suy thận,...

Điếc đột ngột: Biện pháp xử lý và cách phòng tránh - Ảnh 3.

Nguyên nhân gây ra tình trạng điếc đột ngột có thể xảy ra do rối loạn chuyển hóa - Ảnh Internet

2. Nhận biết và chuẩn đoán tình trạng điếc đột ngột

Tình trạng bệnh điếc đột ngột có thể phát hiện ra điển hình ở một số trường hợp điếc đột ngột xuất hiện vào buổi sáng khi vừa thức dậy, người bệnh có cảm giác nghe kém ở 1 bên tai và thông thường tình trạng này thường được phát hiện khi nghe điện thoại.

Các triệu chứng khác có thể đi kèm theo tình trạng điếc đột ngột như: đầy nặng tai, bị ù tai và chóng mặt.

Lưu ý rằng các triệu chứng có thể xuất hiện và tiến triển nhanh chóng trong vài phút, vài giờ hoặc có thể tăng dần trong vài ngày.

Tiền hành chẩn đoán điếc đột ngột bằng cách tiến hành đo thính lực đồ đơn âm. Quá trình khám nghiệm này sẽ giúp phân biệt giữa một trường hợp bị giảm thính lực dẫn truyền với một trường hợp giảm thính lực tiếp nhận.

Tiêu chuẩn sử dụng chuẩn đoán điếc đột ngột là: giảm thính lực tiếp nhận trên 30 decibels, bị giảm thính lực ở 3 tần số âm liên tiếp và giảm thính lực xảy ra trong vòng 3 ngày.

Đối với các nguyên nhân gây ra tình trạng điếc đột ngột thì có tới 0,8 đến 4% người bệnh có u ống tai trong hoặc u góc cầu - tiểu não. Ngay cả khi người bệnh đã hồi phục thính lực một cách hoàn toàn thì cũng không thể loại trừ nguyên nhân này.

Thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI có tiêm gadolinium là xét nghiệm phù hợp nhất để loại trừ các bệnh lý sau ốc tai. Tuy nhiên, nếu không thể chụp cộng hưởng từ, người bệnh nên được đo điện thính giác thân não hoặc đo lại thính lực đồ trong quá trình điều trị, đối với các bất thường kéo dài trên 2 xét nghiệm này có thể gợi ý cho các bệnh lý sau ốc tai.

Điếc đột ngột: Biện pháp xử lý và cách phòng tránh - Ảnh 4.

Dấu hiệu nhận biết điếc đột ngột và các phương pháp giúp chuẩn đoán tình trạng bệnh - Ảnh Internet

Ngoài ra, thực hiện chụp CT xương thái dương không được khuyến cáo thực hiện thường quy ở các bệnh người bị bệnh điếc đột ngột ngoại trừ các trường hợp này xảy ra ở người bệnh trẻ tuổi. Đối với nhóm người bệnh này có tỷ lệ bệnh lý u sau ốc tai thấp nhưng lại có tỷ lệ bất thường về cấu trúc giải phẫu cao. Do đó các bất thường về giải phẫu có thể phát hiện được bằng việc chụp CT ở nhóm người bệnh này gồm: thiểu sản ốc tai, hội chứng Mondini, giãn rộng cống tiền đình.

3. Cách phòng tránh bệnh điếc đột ngột

Điếc đột ngột là bệnh gây ra do bệnh lý hoặc tác động của ngoại cảnh. Một số biện pháp có thể phòng tránh bệnh điếc đột ngột xảy ra như:

- Nên tránh những nơi có âm thanh lớn hoặc đeo dụng cụ hỗ trợ chống tiếng ồn.

- Cần có chế độ làm việc khoa học, nghỉ ngơi phù hợp.

- Sử dụng thuốc đúng với quy định, không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi không có hướng dẫn của bác sĩ.

- Người bệnh cần được tầm soát các bệnh và điều trị các bệnh lý tim mạch, rối loạn mỡ máu và đái tháo đường.

Khi các triệu chứng của điếc đột ngột xuất hiện, người bệnh cần đến khám bác sĩ ngay nhằm tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm.


Tác giả: Nắng Mai