Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Tổng giám đốc NCDC Jide Idris cho biết, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, đã có tổng cộng 645 trường hợp mắc bệnh được xác nhận, với 118 ca tử von.g (tỷ lệ tử von.g là 18,3%). Trong những trường hợp nhiễm bệnh mới nhất, có hơn 20 nhân viên y tế tại 5 trong số 33 bang bị ảnh hưởng bởi dịch sốt Lassa ở Nigeria.
Đọc thêm:
+ Bị sốt nhẹ kéo dài là dấu hiệu cảm lạnh hay ung thư?
+ Ho có đờm nhưng không sốt, không ốm là do đâu?
Sốt Lassa là bệnh do virus Lassa (LASV) gây ra. Đây là virus RNA sợi đơn, thuộc họ Arenaviridae. Đây là virus lây truyền qua chuột. Đây là một loại sốt xuất huyết do virus (VHF) , một nhóm virus có thể gây chảy máu không kiểm soát.
Trường hợp đầu tiên được ghi nhận mắc sốt Lassa xảy ra vào năm 1969. Bệnh sốt Lassa được đặt theo tên của thị trấn Lassa ở Nigeria nơi xảy ra những trường hợp đầu tiên. Sốt Lassa được tìm thấy ở một số vùng của Tây Phi, bao gồm Sierra Leone, Liberia, Guinea và Nigeria - nơi có khoảng 300.000 ca sốt Lassa và khoảng 5.000 ca tử von.g vì căn bệnh này mỗi năm, theo WebMD. Những người sống ở các nước lân cận cũng có nguy cơ mắc bệnh vì loài chuột lây truyền sốt Lassa sống khắp khu vực.
Loài gặp nhấm được gọi là chuột multimammate (chi chuột vú natalensis) mang virus sốt Lassa trong nước tiểu và phân của chúng (Ảnh: ST)
Loài gặp nhấm được gọi là chuột multimammate (chi chuột vú natalensis) mang virus sốt Lassa trong nước tiểu và phân của chúng - được coi là con đường lây nhiễm nếu mọi người tiếp xúc với nước tiểu hoặc phân của loài chuột này hoặc bắt chuột chế biến làm thức ăn hay hít phải những hạ nhỏ trong không khí bị nhiễm phân chuột. Đặc biệt là khi loài chuột này sinh sản nhanh chóng và cư trú trong nhà của con người.
Theo WebMD, mặc dù hiếm nhưng người lành vẫn có thể bị sốt Lassa từ người bệnh nếu máu hoặc dịch cơ thể (phân, nước tiểu) của họ tiếp xúc với mắt, mũi, miệng của bạn. Tuy nhiên người chăm sóc không thể nhiễm virus nếu chỉ tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như nắm tay, ôm hoặc ngồi gần người bệnh. Nhân viên y tế có nguy cơ mắc bệnh sốt Lassa nếu không có biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm trùng phù hợp.
Ngoài ra, virus sốt Lassa có thể lây lan qua các thiết bị y tế bị nhiễm bẩn, chẳng hạn như kim tiêm tái sử dụng. Khi một người hoặc động vật bị nhiễm virus Lassa, nó có thể tồn tại trong nước tiểu của họ trong một thời gian dài.
Theo WHO, virus Lassa có thể tồn tại trong tinh dịch của một số nam giới đã khỏi bệnh trong vài tháng. Tuy nhiên, cho đến nay chưa từng ghi nhận trường hợp lây truyền nào qua tiếp xúc với tinh dịch bị nhiễm bệnh. Không có bằng chứng dịch tễ học nào chứng minh có sự lây lan qua không khí giữa người với người.
Nguy cơ mắc bệnh sốt Lassa cao hơn nếu tiếp xúc với chuột bị nhiễm bệnh ở Benin, Sierra Leone, Mali, Liberia, Guinea và Nigeria ở Châu Phi.
Tỷ lệ tử von.g do sốt Lassa phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng khi nhiễm virus sốt Lassa. Theo WebMD thống kê thì trong tất cả các trường hợp, khoảng 1% số người tử von.g vì sốt Lassa. Nhưng đối với các trường hợp nghiêm trọng cần phải nhập viện, tỷ lệ đó tăng lên khoảng 15%. Trong những trường hợp tử von.g, tử von.g thường xảy ra trong vòng 14 ngày kể từ khi khởi phát triệu chứng do suy đa tạng.
Phụ nữ mang thai bị sốt Lassa có nguy cơ sảy thai và các biến chứng nghiêm trọng khác đặc biệt cao. Trong trường hợp bị nhiễm virus sốt Lassa khi đang mang thai, tỷ lệ tử von.g sẽ cao hơn đối với cả mẹ và em bé, con số này rơi vào khoảng 1 trong 3 bà mẹ tử von.g khi bị nhiễm sốt Lassa, đặc biệt là vào cuối thai kỳ. Trong tam cá nguyệt thứ ba, tỷ lệ tử von.g của thai nhi và bà mẹ nhiễm virus sốt Lassa có thể vượt quá 80% và 30%.
Thời gian ủ bệnh của virus sốt Lassa kéo dài từ 2 - 21 ngày.
Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong vòng 6 - 21 ngày, sau khi nhiễm trùng virus xảy ra. Hầu hết khoảng 80% người bệnh đều có các triệu chứng nhẹ như: Sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi và đau đầu. Trong 20% còn lại, sốt Lassa có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Xuất huyết ở nướu răng, mũi, mắt, âm đạo hoặc đường tiêu hóa.
- Khó thở.
- Ho.
- Sưng đường hô hấp.
- Nôn mửa và tiêu chảy đều lẫn máu.
- Khó nuốt.
- Viêm gan.
- Sưng mặt.
- Đau ở ngực, lưng và bụng.
- Sốc.
- Mất thính lực, có thể là vĩnh viễn.
- Các bất thường về nhịp tim.
- Huyết áp cao hoặc tụt huyết áp.
- Viêm màng ngoài tim.
- Co giật, run rẩy, động kinh.
- Viêm não, viêm màng não.
Theo WebMD, cả virus Ebola và virus Lassa đều là các dạng sốt xuất huyết do virus với các triệu chứng tương tự nhau. Trong khi virus Ebola có nhiều khả năng lây lan qua việc tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh, trong khi đó thì sốt Lassa chủ yếu lây lan qua việc tiếp xúc với phân của chuột mang mầm bệnh.
Các trường hợp mắc Ebola phổ biến nhất ở Trung Phi, trong khi các trường hợp mắc sốt Lassa thường được báo cáo ở Tây Phi, mặc dù các báo cáo về cả hai bệnh đều xảy ra ở các khu vực khác. Virus Ebola gây tử von.g nhiều hơn, với tỷ lệ tử von.g khoảng 50%. Trong khi đó, khoảng 1% số người mắc virus Lassa sẽ tử von.g.
Các triệu chứng của bệnh sốt Lassa rất đa dạng và việc chẩn đoán của bác sĩ có thể gặp khó khăn (Ảnh: ST)
Các triệu chứng của bệnh sốt Lassa rất đa dạng và việc chẩn đoán của bác sĩ có thể gặp khó khăn. Về mặt lâm sàng, sốt Lassa có thể giống với các bệnh sốt xuất huyết do virus khác, bao gồm virus Ebola, sốt rét và sốt thương hàn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.
Do đó, xét nghiệm máu (xét nghiệm huyết thanh miễn dịch liên kết với enzyme (ELISA)) giúp phát hiện kháng thể IgM và IgG và kháng nguyên Lassa sẽ giúp chẩn đoán bệnh. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu của bệnh thì xét nghiệm dịch tỵ hầu cũng có thể hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán.
Điều trị sốt Lassa có thể bao gồm thuốc kháng virus gọi là ribavirin. Thuốc có hiệu quả nhất khi sử dụng ngay sau khi bị bệnh. Thuốc này có thể dùng qua đường tiêm tĩnh mạch hoặc dạng uống. Tuy nhiên cơ chế hoạt động của thuốc vẫn chưa thực sự rõ ràng và thuốc có thể gây biến chứng "quái thai" nếu sử dụng trong thai kỳ nên đây không phải là phương pháp chữa sốt Lassa hoàn hảo.
Trong trường hợp bị sốt Lassa nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải chăm sóc tại bệnh viện. Tại bệnh viện, người bệnh cần được đảm bảo bù đủ nước, liệu pháp oxy nếu khó thở, kiểm soát huyết áp và điều trị các triệu chứng sức khỏe khác mà người bệnh gặp phải.
Hầu hết các trường hợp sốt Lassa đều nhẹ. Có thể mất một tuần hoặc lâu hơn để người bệnh cảm thấy khỏe hơn. Khoảng một nửa số người bị mất thính lực sẽ phục hồi thính lực trong vòng vài tuần.
Biến chứng phổ biến do sốt Lassa là gì? Khoảng 1 trong 3 người mắc sốt Lassa sẽ bị mất thính lực ở một mức độ nào đó. Mặc dù mức độ điếc khác nhau tùy theo từng người, tình trạng mất thính lực này thường là vĩnh viễn.
Virus Lassa có thể chữa khỏi được không? Không có cách chữa trị cụ thể cho bệnh sốt Lassa bởi đây là bệnh do virus, việc điều trị chủ yếu dựa vào bù nước và điều trị giảm nhẹ các triệu chứng.
Cho tới hiện tại, chưa có vaccine ngừa virus Lassa được cấp phép. Nhưng, một bài báo được xuất bản tên tạp chí The Lancet vào tháng 4 năm 2018 đã cho biết rằng, vaccine ngừa virus sốt Lassa đã được thông qua các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II và quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine ở giai đoạn tiếp theo sẽ được đẩy nhanh.
Theo WHO, việc phòng ngừa virus sốt Lassa chủ yếu dựa vào việc hạn chế tiếp xúc với các quần thể động vật gặm nhấm. Thúc đẩy vệ sinh cộng đồng tốt để ngăn chặn động vật gặm nhấm xâm nhập vào nhà và áp dụng các biện pháp sau có thể giúp ích:
- Lưu trữ ngũ cốc và thực phẩm trong các thùng chứa chống chuột.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, bao gồm cả việc vứt rác xa khu vực sống.
- Ăn chín, uống sôi.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay thường xuyên.
- Tránh tiếp xúc với máu và dịch cơ thể khi chăm sóc người bị bệnh.
...
Nhìn chung bệnh sốt Lassa có thể nghiêm trọng và đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng gồm: Đau ngực, đau cổ, đau bụng; khó thở; nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng; co giật và lú lẫn thì cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.
Nguồn dịch tham khảo:
1. Everything you need to know about Lassa fever
2. Lassa Fever: What You Need to Know to Stay Safe and Healthy