Dị vật ở tai và cách xử lý an toàn, nhanh gọn

Dị vật ở tai và cách xử lý an toàn, nhanh gọn
Dị vật ở tai là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là các bé trai, đối với bé gái cũng xuất hiện tình trạng này nhưng tỷ lệ ít hơn so với bé trai. Ngay sau đây suckhoehangngay.vn sẽ giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích để xử lý an toàn khi có dị vật ở tai.

1. Nguyên nhân gây dị vật ở tai là gì?

Cấu tạo của tai gồm phần tai ngoài và tai giữa được ngăn cách mới một màng chắn gọi là màng nhĩ. Bình thường khi dị vật rơi vào sẽ chỉ nằm ở phần ống tai ngoài nhưng nếu chịu lực mạnh thì dị vật ở tai sẽ xuyên qua màng nhĩ và vào sâu bên trong nằm ở vị trí tai giữa.

Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân gây dị vật ở tai thường do trong quá trình chơi đùa với các loại hạt có kích thước nhỏ như hạt ngô, cục sỏi, sáp màu hay hạt bi sắt và vướng mắc vào tai. Người lớn thường ít bị dị vật ở tai hơn nhưng cũng có một số trường hợp mắc phải như bị quên cục bông trong tai khi vệ sinh, côn trùng bò vào tai hay hạt chanh rơi vào tai khi sử dụng chanh để gội đầu.

Ảnh 2.

Đối với trẻ nhỏ, dị vật ở tai thường xảy ra trong quá trình chơi đùa với các vật nhỏ (Ảnh: Internet)

Một nguyên nhân khác dẫn tới dị vật ở tai giữa là do lấy dị vật ở tai ngoài sai cách làm thủng lớp màng nhĩ ngăn cách đưa dị vật ở tai ngoài vào tai giữa hoặc có thể màng nhĩ đã bị tổn thương từ trước đó.

Dị vật ở sâu trong tai là trường hợp rất hiếm gặp thường chỉ do những rủi ro trong quá trình phẫu thuật như: phẫu thuật chỉnh hình xương con, cấy điện cực ốc tai, phẫu thuật thay thế xương bàn đạp…

2. Dị vật ở tai có nguy hiểm không?

- Dị vật ở tai như cục bông sẽ không gây nguy hiểm nhiều nhưng để lâu sẽ có thể khiến người bị mắc dị vật bị điếc tạm thời, bị ù tai, khả năng nghe kém…

- Những dị vật sống như côn trùng mắc vào tai di chuyển và tạo ra những tiếng sột soạt, gây đau tai, chóng mặt.

- Những dị vật sắc nhọn như kim khí, hạt bi sắt… gây tổn thương nghiêm trọng cho tai. 

Để hạn chế những hậu quả như trên, khi nghi ngờ có dị vật ở tai, các bạn nên xử lý đúng cách. Nếu không tự khắc phục được hãy nhờ tới sự trợ giúp của người thân. Đối với trường hợp dị vật phức tạp hãy nhanh chóng thăm khám để tìm nguyên nhân và được bác sĩ xử lý kịp thời. 

Ảnh 3.

Khi có dị vật ở tai nên xử lý kịp thời để tránh những tổn thương trầm trọng cho cơ thể (Ảnh: Internet)

3. Cách xử lý dị vật ở tai như thế nào?

Tùy thuộc vào dạng dị vật ở tai là gì mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp phù hợp để xử lý dị vật ở tai. Thông thường khi có dị vật ở trong tai thì bác sĩ sẽ tiền thành bơm nước 37 độ C vào bên trong tai để lấy dị vật ra. Nếu như biện pháp này không hiệu quả sẽ cần sử dụng dụng cụ chuyên biệt để gắp dị vật trong tai.

Đối với những dị vật ở phần ống tai ngoài mà có kích thước nhỏ thì có thể khéo léo dùng móc luồn ra phía sau và lấy dị vật ra.

Trường hợp dị vật sống là côn trùng thì cần giết chết dị vật rồi mới tiến hành lấy ra. Nghiêm trọng hơn nếu ống tai bị tổn thương gây sưng tấy thì cần gây mê toàn thân rồi mới lấy dị vật ở tai ra ngoài nhằm tránh đau đớn cho người bị mắc dị vật.

Sau khi lấy dị vật trong tai cần sử dụng thuốc để nhỏ tai, một vài trường hợp cần sử dụng thêm kháng sinh để hỗ trợ điều trị.

Lưu ý: Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi chưa nhận thức được nhiều nên cha mẹ cần hạn chế tối đa cho con chơi với những vật nhỏ bé như hạt bi ve, hạt ngô, hạt đỗ… để tránh dị vật ở tai cho bé.

Tác giả: Minh Nghiêm