Dị ứng và các loại bệnh mùa thu thường gặp

Dị ứng và các loại bệnh mùa thu thường gặp
Mùa thu không khí mát mẻ, trong lành khiến mọi người dễ làm việc và vui chơi. Tuy nhiên, cũng như các mùa khác, mùa thu cũng xuất hiện những vấn đề về sức khỏe như dị ứng và các bệnh mùa thu.

Thời điểm mùa thu phát triển đặc biệt mạnh vào mùa thu như dị ứng, bốc hỏa hoặc tình trạng cảm lạnh và đặc biệt các bệnh phát triển vào mùa thu.

1. Dị ứng mùa thu

Dị ứng mùa thu xảy ra do phấn hoa từ tháng 8 bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở tháng 9 và tháng 10. Các loại phấn hoa này có thể di chuyển rất xa.

Ngoài phấn hoa thì nấm mốc cũng là tác nhân chính gây ra dị ứng mùa thu. Nhiều người nghĩ đơn thuần rằng nấm mốc có thể phát triển ở những nơi tối tăm trong nhà của họ. Nhưng thực tế thì nấm mốc có thể phát triển ở các khu vực ẩm ướt bên ngoài. Kèm theo điều kiện mùa thu mát mẻ hơn với những ngày không khí ẩm ướt, u ám tạo ra môi trường tốt hơn cho nấm mốc phát triển.

Trong khi đó mạt bụi trong nhà có thể gây ra tình trạng dị ứng do ngã, bụi có thể tích tụ trong lò của một ngôi nhà khi mùa hè không được sử dụng. Nhiệt độ cao vào mùa thu thì bụi có thể bay vào trong nhà và đây là nguyên nhân làm trầm trọng thêm tình trạng dị ứng bụi.

2. Bệnh tim mạch là bệnh mùa thu thường gặp

Khi chuyển sang mùa thu, các trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim gia tăng nhanh chóng kể cả nguy cơ đột quỵ của con người cũng tăng cao.

Trong khi đó những người có vấn đề về tim mạch lại càng tăng nguy cơ bị bệnh suy tim. Tình trạng này xảy ra do thay đổi thời tiết đột ngột và cơ thể không tìm được cách thích ứng với thời tiết từ trước đó khiến hệ thống tim mạch quá tải.

Dị ứng và các loại bệnh mùa thu thường gặp - Ảnh 2.

Bệnh tim mạch là bệnh mùa thu thường gặp - Ảnh Internet

Ngay cả người khỏe mạnh cũng cần đề phòng các bệnh như tăng huyết áp hoặc tình trạng khó thở, nhịp tim đập nhanh do thay đổi thời tiết gây ra cơn cơ thắt xảy ra nhiều mở mạch máu.

Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng mùa thu để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết sang thu. Bổ sung thêm các loại dinh dưỡng như rau xanh, hoa quả, cá và hạn chế các chất béo có hại, hút thuốc,...

3. Sốt và cảm lạnh

Tình trạng sốt thường gặp ra vào mùa thu đặc biệt là tình trạng sốt phát ban, cảm cúm,... Đối tượng dễ mắc các bệnh người già và trẻ em do sức đề kháng của các đối tượng này yếu hơn.

Sốt virus còn lây truyền rất nhanh thông qua đường hô hấp như ho và hắt hơi đặc biệt trong các môi trường tập thể như trường học, phòng làm việc, nơi công cộng. Muốn bảo vệ bản thân khỏi virus cần giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Giữ thói quen rửa tay và vệ sinh răng miệng bằng nước muối.

Bệnh cảm lạnh thường gặp ở mùa đông tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bệnh mắc ở mùa thu khi đi ra ngoài trời mưa ướt. Thói quen ngủ bật quạt thốc thẳng vào đầu và thời tiết thay đổi cũng xảy ra dấu hiệu bị cảm lạnh như nhức đầu, sốt và cảm giác ớn lạnh.

Dị ứng và các loại bệnh mùa thu thường gặp - Ảnh 3.

Mùa thu có thể bị sốt và cảm cúm - Ảnh Internet

4. Mùa thu dễ mắc các bệnh đường hô hấp

Người bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm VA, viêm amidan cấp tính. Nếu không nhận được điều trị kịp thời có thể chuyển biến thành viêm phế quản, viêm phổi mạn tính gây nhiều phiền toái cho người bệnh.

Khi gặp vấn đề viêm đường hô hấp dưới, đặc biệt bệnh viêm phế quản là bệnh lý vô cùng nhạy cảm, khó thích ứng với sự thay đổi thất thường của khí hậu. Tình trạng trẻ mắc bệnh viêm đường hô hấp dưới khiến trẻ khó thở, ho nhiều vào đêm và gần sáng. Phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám và hướng dẫn sử dụng thuốc vì bệnh khó khỏi hẳn, dễ tái phát.

Các trường hợp bệnh viêm thanh quản, khí quản hay viêm phổi ít gặp hơn nhưng nếu người bệnh mắc thì bệnh thường trở nặng. Mùa thu là thời điểm dễ gây ra 3 loại virus cúm A, B, C gây ra bệnh đường hô hấp bùng phát mạnh trong đó cúm A dễ tạo thành dịch và có thể xuất hiện biến chứng gây viêm xoang cấp tính, viêm tai giữa.

Khi xuất hiện triệu chứng ho nhiều và dữ dội về đêm kèm theo các triệu chứng khác như thở khò khè, ớn lạnh và sốt, đau đầu, buồn nôn thì cần tới bệnh viện để điều trị, tuyệt đối không tự ý điều trị ở nhà khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

5. Đau nhức xương khớp

Dị ứng và các loại bệnh mùa thu thường gặp - Ảnh 4.

Các vấn đề mùa thu thường gặp xảy ra như đau nhức xương khớp - Ảnh Internet

Đây là bệnh điển hình nhất vào mùa thu, không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà còn xuất hiện ở nhiều người bệnh.

Để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi cần tích cực tăng cường bổ sung dinh dưỡng nhằm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi và lựa chọn điều chỉnh mức độ tập luyện thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân.

6. Mùa thu thường gặp các vấn đề về tiêu hóa

Sức đề kháng của cơ thể giảm đi đáng kể vào mùa thu nên khó có thể chống chọi lại với các ảnh hưởng của vi khuẩn, virus gây ra trong thời gian này.

Điều này cũng kèm theo hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng lớn, nguy cơ mắc bệnh và bị loét dạ dày tá tràng tăng cao. Bệnh mùa thu gây ra tình trạng đầy hơi, chậm tiêu và hội chứng ruột kích thích khó chịu đối với nhiều người.

Muốn giảm các nguy cơ mắc những chứng bệnh về tiêu hóa trên thì mọi người cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, đúng giờ, không bỏ bữa. Bỏ các thói quen ăn uống xấu như các đồ ăn chiên rán, các loại thuốc, caffenie, chất kích thích để bảo vệ hệ tiêu hóa.


Tác giả: Nắng Mai