Dị ứng thực phẩm là gì: nhận biết, điều trị và phòng ngừa đúng cách

Dị ứng thực phẩm là gì: nhận biết, điều trị và phòng ngừa đúng cách
Người bị dị ứng thực phẩm thì dù chỉ với một lượng nhỏ thực phẩm cũng gây ra các biểu hiện dị ứng từ nhẹ đến nặng. Vậy nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm là gì, cần lưu ý gì khi gặp triệu chứng này?

1. Dị ứng thực phẩm là gì?

Hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp con người khỏe mạnh bằng cách chống lại nhiễm trùng và các yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe. Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng quá mức với thực phẩm hoặc một chất trong thực phẩm. Hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận diện đó là mối nguy hiểm và tạo ra phản ứng bảo vệ.

Khi cơ thể nhận biết thực phẩm hoặc chất trong thực phẩm nguy hiểm gây kích hoạt các dấu hiệu và triệu chứng cơ thể như vấn đề tiêu hóa, nổi mề đay hoặc những dấu hiệu về đường thở. Dị ứng thực phẩm thông thường không nguy hiểm tuy nhiên một số trường hợp có thể gây nên các triệu chứng nghiêm trọng thậm chí đe dọa tính mạng. 

Rất dễ để nhầm lẫn giữa dị ứng thực phẩm với phản ứng phổ biến hơn được gọi là không dung nạp thực phẩm. Tuy nhiên, không dung nạp thực phẩm ít nghiêm trọng hơn và không liên quan đến hệ thống miễn dịch cơ thể.

di-ung-thuc-pham-la-gi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-1

Hình ảnh minh họa dị ứng thực phẩm

2. Phân loại dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có loại bệnh là dị ứng thực phẩm cấp tính và dị ứng thực phẩm mãn tính. 

- Dị ứng thực phẩm cấp tính: Thời gian xảy ra bệnh rất đột ngột. Các biểu hiện của dị ứng thực phẩm cấp tính có thể dẫn đến sốc phản vệ gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời. Dị ứng thực phẩm cấp tính khởi phát ngay sau khi dùng chất gây dị ứng với thực phẩm, sự xuất hiện của các phản ứng dị ứng cấp tính phổ biến - ngứa, phù mạch, co thắt phế quản, hạ huyết áp.... 

- Dị ứng thực phẩm mãn tính: Kéo dài trong một thời gian lâu. Là đặc trưng của rối loạn vi khuẩn với hội chứng tiêu hóa gặp vấn đề, bị xáo trộn. Khó để phát hiện chất gây dị ứng do sự lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến rối loạn chức năng ở nhiều cơ quan khác nhau.

3. Dấu hiệu dị ứng thực phẩm

Với một số người, dị ứng thực phẩm gây cảm giác khó chịu nhưng khoogn nghiêm trọng. Tuy nhiên với nhiều người khác, dị ứng thực phẩm nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng. Các phản ứng dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ngay sau một vài phút đến hai giờ sau khi ăn. Một số dấu hiệu dị ứng thực phẩm phổ biến gồm: 

- Ngứa trong miệng.

- Phát ban, ngứa toàn thân.

- Xuất hiện các vết sưng môi, lưỡi, mặt, cổ họng hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.

- Nghẹt mũi, khó thở, khò khè.

- Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn.

- Hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.

- Sốc phản vệ.

di-ung-thuc-pham-la-gi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-2

Dị ứng thực phẩm dẫn đến nhiều dấu hiệu nguy hiểm

4. Nguyên nhân dị ứng thực phẩm là gì?

Khi một người bị dị ứng thực phẩm, hệ thống miễn dịch của người đó sẽ xác định nhầm một loại thực phẩm hoặc chất trong thực phẩm đó là có hại. Trong chế độ hô hấp, hệ thống miễn dịch kích hoạt các tế bào giải phóng kháng thể immunoglobulin E (IgE) nhằm vô hiệu hóa thực phẩm hoặc chất trong thực phẩm đó. Lần tới, sau khi ăn một lượng nhỏ thực phẩm hoặc chất trong thực phẩm đó, kháng thể IgE trong cơ thể sẽ cảm nhận được nó và báo hiệu cho hệ thống miễn dịch của bạn giải phóng histamine - một loại hóa chất vào máu gây ra triệu chứng dị ứng.

- Dị ứng protein trong thực phẩm:

Ở mỗi người có từng kiểu hoặc nhóm dị ứng thực phẩm khác nhau. Đối với người lớn, nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm phần lớn từ protein trong các thực phẩm như hải sản có vỏ như tôm, cua, đậu phộng, quả óc chó, quả hồ đào, thực phẩm tanh như cá...

Ở trẻ em, nguyên nhân gây dị ứng thực phẩm chủ yếu từ protein trong các thực phẩm như đậu phộng, trứng, sữa bò, lúa mì, các loại hạt cây, hải sản. Ở trẻ em, khả năng vượt qua các loại dị ứng với sữa, đậu nành, trứng gà... nhanh. Tuy nhiên, dị ứng với các loại thịt động vật, hải sản có thể suốt đời.

di-ung-thuc-pham-la-gi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-3

Thành phần trong thực phẩm gây dị ứng

- Do các loại gia vị và thảo mộc:

Một số loại gia vị và thảo mộc có thể gây dị ứng như hạt tiêu đen, hồi, hạt caraway, rau thì là, rau mùi, rau mùi tây, mù tạt.

Các yếu tố tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm gồm:

- Yếu tố di truyền: Bạn có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao nếu như trong gia đình bạn có người dị ứng thực phẩm hoặc chất trong thực phẩm đó hơn những người bình thường. Trẻ em có cha mẹ bị dị ứng có nguy cơ dị ứng cao hơn các trẻ khác.

- Có tiền sử dị ứng: Nếu bạn có tiền sử dị ứng một loại thực phẩm bạn có thể tăng nguy cơ dị ứng với các thực phẩm khác cao hơn. Hoặc bạn đã từng bị một loại dị ứng như dị ứng thời tiết, dị ứng thuốc... nguy cơ dị ứng thực phẩm của bạn sẽ cao hơn.

- Người có hệ miễn dịch suy yếu.

- Tuổi tác: dị ứng thực phẩm thường gặp hơn ở trẻ em từ sơ sinh đến biết đi. Với người lớn, hệ thống tiêu hóa đã hoàn thiện và cơ thể bạn ít dị ứng với các loại thực phẩm lạ hơn.

- Hen suyễn: người bệnh hen suyễn dễ gặp tình trạng dị ứng thực phẩm hơn. 

5. Chẩn đoán dị ứng thực phẩm

Nếu có các biểu hiện cho là dị ứng thực phẩm, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám. Lúc này các bác sĩ sẽ thực hiện chẩn đoán bằng các phương pháp như:

- Hỏi chi tiết về triệu chứng: các triệu chứng dị ứng thực phẩm dễ nhầm lẫn với các bệnh như không dung nạp thực phẩm hay vấn đề sức khỏe khác. Vì thế các bác sĩ sẽ hỏi chi tiết về triệu chứng của người bệnh như xuất hiện triệu chứng nhanh không, bao lâu sau ăn, các phản ứng này có phải luôn do một loại thức ăn, trước đó có từng ăn thức ăn đó chưa...

- Loại bỏ thực phẩm nghi ngờ dị ứng: các bác sĩ sẽ giới hạn chế độ ăn uống của bạn để xem có chăn chặn được phản ứng dị ứng do thực phẩm gây ra không.

- Lẩy da: cho một phần thực phẩm nghi ngờ dị ứng vào bề mặt qua cây kim. Nếu vùng kiểm tra bị sưng hoặc tấy đỏ có nghĩa bạn bị dị ứng với loại thực phẩm đó.

- Xét nghiệm máu: đo nồng độ kháng thể IgE kết hợp với các triệu chứng lâm sàng của người bệnh.

6. Phương pháp điều trị dị ứng thực phẩm

- Sử dụng các loại thuốc kháng histamin: Với người dị ứng nhẹ sẽ được các bác sĩ kê đơn thuốc kháng histamin giúp giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngứa, phát ban.

- Cấp cứu khi dị ứng nghiêm trọng: Các bác sĩ sẽ tiêm epinephrine và cấp cứu, điều trị Anti - IgE và liệu pháp miễn dịch đường uống nếu phản ứng của bạn là nghiêm trọng.

- Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng khỏi khẩu phần ăn: Điều đầu tiên khi gặp phải dấu hiệu dị ứng do thực phẩm, bạn nên tránh ăn các loại thực phẩm có nguy cơ. Để phòng tránh nguy cơ triệu chứng nặng hơn.

- Trẻ em đặc biệt là những trẻ mới bắt đầu ăn dặm, cha mẹ nên sử dụng các thực phẩm ít có nguy cơ dị ứng, tránh xa các thực phẩm có nguy cơ dị ứng. Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu.

- Lưu ý khi chọn thức ăn: đọc kỹ thành phần trên bao bì để đảm bảo không sử dụng loại thức ăn có chứa thành phần dị ứng, không ăn thực phẩm hết hạn sử dụng, hư hỏng.

7. Biến chứng bệnh

Dị ứng thực phẩm có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm, biến chứng dị ứng thực phẩm là gì? Bao gồm: 

Sốc phản vệ: tắc nghẽn khí quản xảy ra, biểu hiện nguy hiểm. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm: thắt chặt đường thở, khó thở, sưng cổ họng, nghẹn, huyết áp tụt nghiêm trọng, chóng mặt, mất ý thức... Nếu không điều trị kịp thời sốc phản vệ có thể gây hôn mê hoặc tử vong.

Viêm da dị ứng (chàm): Dị ứng thực phẩm biến chứng gây nên phản ứng về da, có thể dẫn đến các bệnh như viêm da dị ứng.

di-ung-thuc-pham-la-gi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-4

Sốc phản vệ là phản ứng nguy hiểm của dị ứng thực phẩm

8. Phòng tránh dị ứng thực phẩm

Những người đã từng xác định là có dị ứng với thực phẩm nào thì nên tránh ăn loại thực phẩm đó. Nên xem kỹ thực đơn, thành phần, nguồn gốc của thức ăn khi đi ăn nhà hàng. Bạn cũng nên tránh xa khu vực chế biến thực phẩm bởi khi hít phải các thực phẩm này cũng có nguy cơ dị ứng.

Đối với các sản phẩm đóng hộp, bạn nên đọc kỹ thành phần của sản phẩm. Đảm bảo các thực phẩm rõ nguồn gốc, không hết hạn sử dụng...

Giữ gìn vệ sinh, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn.

9. Cách ăn uống cho người dị ứng thực phẩm

Với những người dễ bị dị ứng thức ăn, việc lựa chọn thực phẩm ăn uống là điều vô cùng cần thiết.  Bạn nên chú ý một số loại thực phẩm sau đây:

9.1. Thường xuyên bị dị ứng thực phẩm nên ăn gì?

Cá hồi: Cá hồi và các loại cá béo chứa các axit béo omega - 3, omega 6 giúp giảm thiểu viêm, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng dị ứng cho cơ thể. Vì thế, đây là loại cá khá tốt với cơ thể.

Tỏi: Bổ sung tỏi trong gia vị hàng ngày tốt cho cơ thể bởi tỏi chứa chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, giảm dị ứng.

Hành tây: Thực phẩm này chứa các thành phần chống oxy hóa như quercetin, vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, ít nhạy cảm hơn với chất gây dị ứng. Ăn hành tây giúp giảm viên và các phản ứng dị ứng ít nghiêm trọng hơn.

Các loại rau tươi: Dầu rosmarinic có trong lá của các loại rau tươi giúp chống viêm, giảm dị ứng. Rau tươi cũng tăng cường hàm lượng chất xơ, vitamin tốt cho cơ thể. 

Trái cây giàu vitamin C: Những loại trái cây này đều giúp làm lành vết thương, chữa viêm, ngăn ngừa sản sinh histamine. Vì vậy, hãy bổ sung một số loại trái cây giàu vitamin C như dưa hấu, dâu tây, ổi, cam, táo...

Thực phẩm giàu magie: Nhóm thực phẩm này tốt cho người dễ bị dị ứng thực phẩm, bởi hoạt chất này kháng histamine và giãn phế quản, giãn mạch máu và cơ. Một số thực phẩm giàu magie có thể kể đến như hạnh nhân, hạt điều, lúa mì...

Thực phẩm giàu anthocyanin: Quả anh đào, quả mọng, củ cải đường và nho… là các loại thực phẩm giàu anthocyanin giúp làm giảm viêm trong cơ thể và ngăn ngừa quá trình dị ứng diễn ra.

9.2. Người dị ứng thực phẩm nên kiêng ăn gì?

Người bị dị ứng thực phẩm nên kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng. Hạn chế các loại thực phẩm có thành phần tương tự. Lưu ý tránh chọn thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

10. Các câu hỏi thường gặp về dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm có tính di truyền? 

Đúng vậy, theo các nghiên cứu khoa học, một đứa trẻ có cha mẹ bị dị ứng sẽ có nguy cơ dị ứng thực phẩm cao hơn những đứa trẻ khác 30 - 60%.

Tuổi nào có nguy cơ bị dị ứng cao?

Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra ở bất cứ ai, bất kỳ tuổi nào. Tuy nhien trẻ em có nguy cơ mắc bệnh cao hơn ba lần so với người lớn.

Dị ứng thực phẩm có thể chữa khỏi không? 

Phương pháp chữa trị dị ứng thực phẩm hiệu quả là loại bỏ vĩnh viễn loại thức ăn gay dị ứng khỏi khẩu phần ăn. 

11. Các hình ảnh về dị ứng thực phẩm

di-ung-thuc-pham-la-gi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-5

Hình ảnh dị ứng thực phẩm

di-ung-thuc-pham-la-gi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-6

Hình ảnh dị ứng thực phẩm

di-ung-thuc-pham-la-gi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-7

Hình ảnh dị ứng thực phẩm

di-ung-thuc-pham-la-gi-nhan-biet-dieu-tri-va-phong-ngua-dung-cach-8

Hình ảnh dị ứng thực phẩm

Những thông tin về nguyên nhân dị ứng thực phẩm là gì, cách điều trị và phòng tránh trên hy vọng hữu ích với bạn. Khi có dấu hiệu dị ứng với thức ăn, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.

Nguồn dịch: https://en.wikipedia.org/wiki/Food_allergy

https://www.healthline.com/nutrition/common-food-allergies

https://www.kidswithfoodallergies.org/what-is-a-food-allergy.aspx 

https://acaai.org/allergies/types/food-allergy  

Tác giả: Phương Nguyễn