Dị ứng penicillin là gì: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị

Dị ứng penicillin là gì: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Làm thế nào để đánh giá bệnh nhân dị ứng penicillin thực sự và đưa ra lựa chọn điều trị thích hợp? Trước tiên bạn cần hiểu dị ứng penicillin là gì và những thông tin liên quan qua bài viết sau.

Penicillin là loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh về nhiễm khuẩn. Tỷ lệ người dị ứng penicillin không phải là hiếm, tuy nhiên một số lượng lớn bệnh nhân được cho là dị ứng penicillin không thực sự dị ứng với thuốc. Điều này gây ra các vấn đề về mẫn cảm trong điều trị. Vậy thực tế tình trạng dị ứng penicillin là gì và cách điều trị như thế nào?

1. Dị ứng penicillin là gì?

Penicillin là một thành phần của nhóm kháng sinh beta lactam bao gồm penicillin và cephalosporin. Penicillin thường gặp bao gồm amoxicillin, ampicillin, augmentin.... Ứng dụng của penicillin trong y học thường được dùng dễ điều trị các bệnh như viêm họng, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang và ngăn ngừa nhiễm trùng răng.

Người bệnh bị dị ứng penicillin khi uống các loại thuốc kháng sinh có chứa penicillin hoặc các thành phần tương tự. Lúc này, những triệu chứng dị ứng có thể gồm đỏ da, phát ban, ngứa, sưng thậm chí khó thở, thở khò khè, ngất xỉu, tức ngực, sốc phản vệ...

Các phản ứng dị ứng penicillin dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh, triệu chứng bệnh khác vì thế thường dễ bị chẩn đoán không chính xác. Việc nhầm lẫn giữa các tình trạng bệnh gây khó khăn trong lựa chọn phương pháp điều trị, mất thời gian và chi phí. 

di-ung-penicillin-la-gi-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-1

Penicillin là thành phần trong các loại thuốc kháng sinh thường gặp

2. Triệu chứng dị ứng penicillin

Sau khi dùng thuốc chứa penicillin, các triệu chứng dị ứng thường xảy ra trong vòng một vài giờ. Một vài trường hợp bệnh nhân có biểu hiện sau vài ngày, vài tuần sau đó. Các triệu chứng phổ biến của dị ứng penicillin là:

- Da nổi phát ban toàn thân, phát ban xuất hiện và lan rộng nhanh chóng, kèm theo cảm giác ngứa, rát… một vài trường hợp không có cảm giác ngứa.

- Chảy nước mũi

- Căng tức ngực, họng đau

- Khó thở, ho, thở khò khè

- Chảy nước mắt, thường xuyên thấy ngứa mắt

- Sưng đau ở các vết dị ứng

di-ung-penicillin-la-gi-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-2

Dị ứng penicillin gây nên các phản ứng sưng, ngứa, phát ban

Ngoài ra, bạn có thể bị sốc phản vệ - một triệu chứng nghiêm trọng hiếm gặp của dị ứng penicillin với một số dấu hiệu như: 

- Đau tức ngực, cảm giác ngực khó thở

- Co giật

- Lưỡi, họng phồng lên

- Đau bụng dữ dội

- Tiêu chảy

- Ngất xỉu, chóng mặt, mê sảng

- Nôn hoặc buồn nôn

- Yếu, mất sức lực

- Huyết áp hạ nhanh

- Mất nhận thức

Ngoài ra, trường hợp hiếm gặp của dị ứng penicillin xảy ra sau vài ngày hoặc vài tuần khiến ít người chú ý như: 

- Sưng đau các khớp

- Phát ban

- Mệt mỏi, mất sức

- Phát ban, nổi các nốt đỏ

- Sốt cao

- Khó tỉnh táo

- Tim đập nhanh

- Trong nước tiểu có máu

Tùy từng trường hợp, mức độ nghiêm trọng của bệnh mà biểu hiện dị ứng sẽ khác nhau. Một vài trường hợp dị ứng penicillin sẽ có các dấu hiệu không trong danh sách trên. Vì thế, nếu có những biểu hiện bất thường sau khi ăn hải sản, bạn nên đến tại các trung tâm y tế để thăm khám và có kết luận chính xác.

Một số tác dụng phụ khi sử dụng penicillin nhầm tưởng là dị ứng gồm: tiêu chảy nhẹ, buồn nôn sau đó tự hết, ngứa âm đạo. Các tác dụng phụ này thường chỉ xảy ra nhẹ, không có dấu hiệu dị ứng. 

3. Nguyên nhân dị ứng penicillin là gì?

Dị ứng penicillin mang lại những triệu chứng nguy hiểm, vậy nguyên nhân dị ứng penicillin là gì? Dị ứng penicillin xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn rằng thuốc và các thành phần trong thuốc là một chất độc hại và phản ứng chống lại chúng. Lúc này cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại penicillin gây ra triệu chứng dị ứng ở các lần uống penicillin sau. 

Các nhóm thuốc penicillin bao gồm: Dicloxacillin, oxacillin, amoxicillin, ampicillin, penicillin G, penicillin V, penicillin V, ticarcillin. Ngoài dị ứng với penicillin bạn có thể dị ứng với cephalosporin cùng nhóm với penicillin trong kháng sinh beta lactam.

Yếu tố nguy cơ dị ứng penicillin

Bất cứ ai cũng có khả năng dị ứng với loại kháng sinh này, tuy nhiên bạn có nhiều khả năng hơn nếu như: 

- Có tiền sử bị các loại dị ứng thức ăn, dị ứng các loại thuốc khác

- Trong gia đình có người bị dị ứng thuốc

- Dùng penicillin liều dùng cao, lặp đi lặp lại và kéo dài

- Nhiễm HIV, virus Epstein-Barr

di-ung-penicillin-la-gi-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-3

Có nhiều nguyên nhân gây dị ứng penicillin

4. Chẩn đoán dị ứng penicillin

Một số người cho rằng mình dị ứng penicillin tuy nhiên thực tế không phải. Vì thế, để chắc chắn có bị dị ứng hay không bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ đưa ra lời khuyên phù hợp. Một số phương pháp chẩn đoán dị ứng penicillin thường được áp dụng gồm:

- Khám lâm sàng: Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bạn qua các câu hỏi, thông tin chi tiết về triệu chứng như thời điểm bạn bị dị ứng, thời điểm bạn uống thuốc, tiền sử bệnh..

- Thực hiện các xét nghiệm bổ sung như:

Kiểm tra da: sử dụng lượng nhỏ penicillin cho vào cây kim và tiêm dưới da, nếu vết tiêm có phản ứng dương tính, xuất hiện dị ứng như sưng tấy, ngứa, đỏ… thì nguy cơ bạn bị dị ứng sẽ cao hơn.

Tăng liều penicillin: nếu chưa chắc chắn về kết quả, các bác sĩ sẽ chỉ định tăng liều và xem xét tình trạng dị ứng của người bệnh.

5. Phương pháp điều trị dị ứng penicillin

Dừng thuốc chứa penicillin: Nếu bạn được xác định bị dị ứng với penicillin hoặc nghi ngờ bị dị ứng, các bác sĩ sẽ chỉ định dừng sử dụng thuốc hoặc các thuốc có thành phần tương tự. Bạn sẽ được thay thế bằng thuốc kháng sinh khác trong điều trị bệnh.

Thuốc kháng histamin: Sử dụng thuốc kháng histamin theo toa để giúp ngăn chặn các hóa chất của hệ miễn dịch trong phản ứng dị ứng

Corticosteroid: Dùng corticosteroid tiêm hoặc uống giúp điều trị viêm liên quan đến các phản ứng nghiêm trọng.

Điều trị sốc phản vệ: nếu có dấu hiệu sốc phản vệ cần điều trị ngay lập tức để tránh những biến chứng không mong muốn.

Giảm mẫn cảm với thuốc: sử dụng penicillin theo liều lượng từ rất nhỏ đến tăng dần để hạn chế mẫn cảm và dần dần có thể sử dụng trong điều trị bệnh nếu cơ thể bạn không có biểu hiện nghiêm trọng.

Khi bị dị ứng penicillin, người bệnh không tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị nếu không có chỉ định của bác sĩ. Chú ý thực hiện theo lời khuyên, đơn kê của bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất.

6. Biến chứng dị ứng penicillin

Biến chứng nguy hiểm của dị ứng penicillin là tình trạng sốc phản vệ. Sốc phản vệ xảy ra nhanh nhưng có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Ngoài ra, trong một số trường ít phổ biến hơn, dị ứng có thể gây ra các vấn đề như thiếu máu, tăng bạch cầu, viêm thận... Đây là những bệnh nguy hiểm, người bệnh gặp khó khăn trong điều trị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng. 

7. Phòng tránh dị ứng penicillin

Nếu bạn có nguy cơ hoặc bị chẩn đoán bị dị ứng penicillin, cách phòng ngừa đơn giản nhất là tránh dùng thuốc. Các bước bạn có thể thực hiện để bảo vệ bản thân bao gồm:

Thông báo cho các chuyên gia y tế: Hãy chắc chắn rằng dị ứng penicillin hoặc dị ứng kháng sinh khác được xác định rõ ràng trong hồ sơ y tế của bạn. Thông báo cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, chẳng hạn như bác sĩ hoặc các chuyên viên y tế.

Đeo vòng tay: Đeo vòng đeo tay cảnh báo y tế về tình trạng dị ứng penicillin của bạn. Giúp các chuyên viên y tế có thể điều trị kịp thời trong trường hợp khẩn cấp.

8. Cách ăn uống cho người dị ứng penicillin

Người dị ứng penicillin có chế độ ăn uống bình thường. Chế độ ăn uống không ảnh hưởng đến bệnh. Nên bổ sung các thực phẩm giàu protein, chất xơ, axit béo omega 3, omega 6... tăng cường sức đề kháng, kháng viêm tốt như thịt nạc, thịt gia cầm, cá hồi, cá ngừ, các loại ngũ cốc, hạt óc chó... Hạn chế thực phẩm nhiều chất béo, rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây viêm...

9. Các câu hỏi thường gặp về dị ứng penicillin

Dị ứng penicillin có chữa khỏi được không?

Nếu dị ứng penicillin cách chữa bệnh là không sử dụng hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh không có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh sẽ được điều trị giải mẫn cảm với thuốc đồng thời hạn chế tối đa nguy cơ dị ứng. Trong tương lai, nếu bạn cần sử dụng penicillin cũng cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, bởi các biểu hiện dị ứng hoàn toàn có thể quay trở lại.

Dị ứng penicillin có yếu tố di truyền không?

Theo các nghiên cứu khoa học, những người có người thân trong gia đình bị dị ứng penicillin có nguy cơ dị ứng cao hơn so với người khác. Vì thế, nếu trong gia đình bạn có thành viên bị dị ứng penicillin, bạn nên thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế để tầm soát bệnh tốt nhất.

Thử nghiệm da để biết tình trạng dị ứng penicillin có đau không?

Thử nghiệm chích da để biết được cơ thể có bị dị ứng penicillin thường không đau, không bị chảy máu hoặc khó chịu. Người bệnh có cảm giác như một vết tiêm thông thường. Những phản ứng này thường hết trong khoảng vài giờ và các bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bệnh nhân.

10. Các hình ảnh về dị ứng penicillin

di-ung-penicillin-la-gi-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-4

Hình ảnh về dị ứng penicillin

di-ung-penicillin-la-gi-dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-5

Hình ảnh về dị ứng penicillin

Dị ứng penicillin nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí tính mạng của người bệnh. Vì thế, bạn cần nắm rõ những thông tin dị ứng penicillin là gì và cách điều trị trên để hạn chế những tác hại không mong muốn.

Nguồn dịch:

https://www.webmd.com/allergies/penicillin-allergy

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/penicillin-allergy/symptoms-causes/syc-20376222

https://www.health.harvard.edu/blog/do-you-really-have-a-penicillin-allergy-2019022616017

Tác giả: Phương Nguyễn