Từ vụ người đàn ông tử vong sau khi bóc tôm, cảnh báo nguy cơ dị ứng hải sản

Từ vụ người đàn ông tử vong sau khi bóc tôm, cảnh báo nguy cơ dị ứng hải sản
Dị ứng hải sản là tình trạng nhiều người gặp phải gây ra các triệu chứng như cơ thể ngứa ngáy, nổi mụn, phát ban… Khi không được xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm tính mạng.

Dị ứng hải sản là tình trạng dị ứng xuất hiện ở nhiều người. Hầu hết các loại hải sản đều có thể gây ra dị ứng, tuy nhiên những loại như tôm, cua, sò, mực là những loài thực phẩm dễ gây dị ứng nhất. Thậm chí có những người tử vong vì bóc tôm do nhiễm vi khuẩn lạ. Điều này cho thấy khi tiếp xúc với hải sản, cần hết sức cẩn thận. 

Trước đó, một người đàn ông họ Vương, khoảng 60 tuổi, Trung Quốc đã trổ tài nấu nướng hải sản cho gia đình. Vài ngày sau đó, ông bất ngờ sốt cao, ngất xỉu và rơi vào tình trạng hôn mê. Người nhà vội vã gọi cấp cứu và đưa ông vào bệnh viện. Trong quá trình chế biến tôm, ông đã vô tình bị vỏ tôm cứa vào ngón tay. Vết thương đó của ông hiện tại đang sưng bầm nghiêm trọng. Lúc này các bác sĩ đột nhiên nghĩ tới một loại vi khuẩn nguy hiểm gây chết người trên thường trực trên hải sản.

Họ nhanh chóng kiểm tra tình trạng ngón tay của ông Vương và xác nhận rằng ông đã bị nhiễm vi khuẩn Vibrio Vulnificus, một loại vi khuẩn hiếm gặp có tỷ lệ gây tử vong cao.

Đây là một loại vi khuẩn cực kỳ độc hại có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, lây lan bởi động vật có vỏ sống hoặc chưa nấu chín, nhiễm trùng vết thương hoại tử xâm nhập qua da bị thương hoặc nhiễm trùng xâm lấn, có thể dẫn đến tử vong.

1. Nguyên nhân do đâu gây ra dị ứng hải sản

Trong hải sản có hàm lượng đạm rất phong phú, tuy nhiên, không phải loại chất đạm nào cũng đều lý tưởng và phù hợp với cơ thể con người. Khi những chất lạ này xâm nhập vào cơ thể khiến hệ miễn dịch bị kích thích và gây nên cơ chế phản ứng dị ứng. 

Ngoài ra, thành phần histamin có sẵn trong hải sản cũng là thủ phạm trực tiếp gây dị ứng da, mẩn ngứa. Mức độ dị ứng nhẹ hay nặng tùy thuốc vào hàm lượng histamin có trong thực phẩm.

Hàm lượng chất đạm trong hải sản rất dồi dào nhưng không phái tất cả các loại chất đạm đều lí tưởng với cơ thể con người. Khi bắt gặp những protein lạ có trong hải sản, hệ miễn dịch của chúng lập tức bị kích thích và hoạt động gây nên có chế phản ứng dị ứng.

Do thành phần histamin có sẵn trong hải sản. Histamin chính là thủ phạm trực tiếp gây dị ứng da, mẩn ngứa. Nạn nhân bị ít hay nhiều tùy thuộc vào hàm lượng chất dị ứng này có trong thực phẩm.

Hơn nữa, trong hải sản có chứa một số protein bán kháng nguyên. Khi ăn và kết hợp với một số nhóm kháng nguyên khác sẽ gây ra hiện tượng dị ứng tức thì.

Ngoài những nguyên nhân ở trên, cơ địa cũng là một nguyên nhân dẫn khiến cơ thể sẽ bị dị ứng hơn khi dùng các loại thực phẩm khác nhau. Nhiều trường hợp khác bị nhiễm vi khuẩn lạ khi sơ chế hải sản. 

2. Làm thế nào để không bị dị ứng hải sản?

Để hạn chế tối đa tình trạng bị dị ứng hải sản thì mọi người cần lưu ý tới những điều sau:

- Thận trọng khi ăn những loại hải sản lạ. Đừng vì ham của lạ mà nhannh chóng thưởng thức những loại hải sản chưa bao giờ ăn vì có không ít loại hải sản có lượng độc tố cao. Vì vậy, với những loại hải sản lạ, bạn chỉ nên ăn 1 miếng rất nhỏ để thử phản ứng. Nếu sau 24 tiếng cơ thể không xảy ra phản ứng thì bạn mới nên ăn chúng.

- Không nên ăn hải sản chế biến lâu. Bởi trong hải sản có chứa rất nhiều chất đạm, khi chúng bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn xâm nhập và dễ gây bệnh, thậm chí biến thành chất độc. 

- Tuyệt đối tránh các loại hải sản có chứa chất độc như cá nóc, sam biển, sao biển, bạch tuộc vòng xanh,.... Bởi dù có được chế biến kĩ bằng nhiệt độ cao thì những loại chất độc này cũng không bị phá hủy.

- Không ăn hải sản chưa nấu kỹ. Trong hải sản có chứa  vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, một loại vi khuẩn có khả năng chịu nhiệt cao. Ngoài ra, khi nấu hải sản trong nước chưa đun sôi có thể khiến vi khuẩn từ nước xâm nhập vào hải sản. Vì vậy, bạn cần đun sôi hải sản trong 4-5 phút để khử trùng.

- Lựa chọn hải sản tươi sống. Những loại hải sản như cua, sò, ốc, hến, tôm có tốc độ nhiễm rất nhanh, vì vậy có thể gây nguy cơ sản sinh độc tố ảnh hướng tính mạng con người. Vì vậy, cần lựa chọn kỹ hải sản.

- Thận trọng khi chế biến hoặc sơ chế hải sản, đặc biệt là người đang có những vết thương hở. 


Tác giả: DNA