Mặc dù chưa ai lý giải chính xác nguyên nhân gây dị ứng đậu phộng ở người, tuy nhiên một điều chắc chắn rằng đây là hiện tượng dị ứng thức ăn ngày càng phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em và các nước phương Tây.
Dị ứng đậu phộng ở trẻ nhỏ là hiện tượng nguy hiểm, ở nhiều trẻ có thể chỉ là những rối loạn nhẹ như phát ban, buồn nôn, rối loạn dạ dày. Tuy nhiên nếu ở thể nặng, trẻ có thể bị khó thở, ngất xỉu, mất ý thức, suy hô hấp và có thể tử vong nếu như không được điều trị (trường hợp tử vong ít nhưng trên thế giới ghi nhận một số ca tử vong vì căn bệnh này).
Dị ứng đậu phộng ở trẻ nhỏ khó phòng tránh hơn do đôi khi, trẻ chưa ý thức được việc bảo vệ cơ thể, trẻ tự ý ăn khi không có cha mẹ ở cạnh, khi trẻ đi học, đi lớp được thầy cô cho ăn các món gây dị ứng cũng là những nguy cơ cao khiến nhiều nhiều cha mẹ lo lắng về hiện tượng này.
Phản ứng dị ứng với đậu phộng ở trẻ nhở (thường với tất cả đối tương) thường xảy ra trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc, và các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Triệu chứng dị ứng có thể bao gồm:
- Phản ứng ở da như mẩn đỏ, phát ban hoặc sưng
- Ngứa hoặc ngứa ran trong hoặc xung quanh miệng và cổ họng
- Vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn hoặc ói mửa
- Thắt chặt ngực
Dị ứng đậu phộng ở trẻ nhỏ rất nguy hiểm nếu cha mẹ không phát hiện và điều trị kịp thời. (Ảnh: Internet)
- Khó thở hoặc thở khò khè
- Chảy nước mũi hoặc ngạt mũi
- Sốc phản vệ
Dị ứng đậu phộng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của phản ứng phản vệ của cơ thể, một trường hợp cấp cứu y tế đòi hỏi phải điều trị bằng tiêm (adrenaline) epinephrine (EpiPen, EpiPen Jr hoặc Twinject) và cần chuyển đi đến phòng cấp cứu.
Sốc phản vệ có dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Phù nề đường hô hấp
- Sưng cổ họng làm cho khó thở
- Sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp (sốc).
- Mạch nhanh
- Chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức
Nếu bạn không chắc chắn con mình có bị dị ứng đậu phộng hay không, hãy nói chuyện với bác sĩ để bác sĩ thực hiện những kiểm tra trên da và xét nghiệm máu về khả năng mắc dị ứng đậu phộng.
Nếu bạn không chắc chắn con mình có bị dị ứng đậu phộng hay không, hãy nói chuyện với bác sĩ. (Ảnh: Internet)
Tìm kiếm sự điều trị khẩn cấp nếu có một phản ứng nặng với đậu phộng, đặc biệt là nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của phản ứng phản vệ. Gọi số khẩn cấp của y tế địa phương khi chóng mặt nặng, khó thở nặng hoặc mất ý thức. Đồng thời, nếu trẻ có tiền sử mắc dị ứng đậu phộng, cha mẹ nên để bút tiêm epinephrine - một hoạt chất có thể làm hạn chế những phản ứng dị ứng.
Mặc dù chưa có nguyên nhân chính xác gây bệnh dị ứng đậu phộng, tuy nhiên, các nhà khoa học giải thích rằng dị ứng đậu phộng xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định nhầm protein đậu phộng là một cái gì đó có hại. Khi đã có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với loại hạt này, hệ thống miễn dịch tiết raloại hóa chất gây triệu chứng vào máu. Không phải ai cũng mắc dị ứng đậu phộng nhưng cũng có người từ bé sinh ra đã dị ứng với loại đồ ăn này.
Dị ứng đậu phộng xảy ra khi hệ thống miễn dịch xác định nhầm protein đậu phộng là một cái gì đó có hại. (Ảnh: Internet)
Hãy mô tả triệu chứng và tường thuật lại những món con mình đã ăn, số lượng đậu phộng như thế nào, tên bao bì đóng gói (nếu ăn thực phẩm chế biến sẵn) để bác sĩ chẩn đoán chính xác.
- Kiểm tra: Cẩn thận kiểm tra để có thể xác định hoặc loại trừ các vấn đề y tế khác. Có thể bạn bị dị ứng một loại đồ ăn khác hoặc có vấn đề sức khỏe khác, điều này cũng có thể xảy ra nên tốt nhất bạn nên mô tả cụ thể với bác sĩ.
- Nhật ký thực phẩm: Bác sĩ có thể yêu cầu giữ một cuốn nhật ký thực phẩm, các loại thuốc - thói quen ăn uống, các triệu chứng và để xác định vấn đề.
Dị ứng đậu phộng ở trẻ nhỏ là hiện tượng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Do vậy cha mẹ cần trang bị những kiến thức nhất định để bảo vệ con khỏi căn bệnh đáng sợ này.