Dị ứng đậu phộng là một căn bệnh nguy hiểm nếu như không biết chính xác những nguy cơ và yếu tố gây nên dị ứng thì tính mạng của bạn có thể gặp nguy bất cứ lúc nào.
Dị ứng đậu phộng (dị ứng lạc) có những triệu chứng điển hình sau khi tiếp xúc với đậu phộng (ăn trực tiếp, gián tiếp, hít…) như: phát ban, mẩn ngứa, đỏ trên bề mặt da.
Nặng hơn còn có thể bị sưng lưỡi, khó thở, thở khò khè, suy hô hấp, buồn nôn, tiêu chảy, nhiều trường hợp có thể bị suy tim, chóng mặt, ngất, hoặc tử vong (thường hiếm gặp nhưng đã có một số trường hợp tử vong vì dị ứng đậu phộng). Dị ứng đậu phộng ở thể nặng hay còn gọi là phản ứng quá mẫn, bệnh nhân sẽ yếu rất nhanh.
Dị ứng đậu phộng có thể gây ra những biểu hiện trên da, trên hệ hô hấp... (Ảnh: Internet)
Một số biến chứng do dị ứng đậu phộng gây ra bao gồm:
- Eczema –là tính trạng da bị ngứa, mẩn đỏ và bong ra
- Viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan – Tình trạng này gây khó nuốt và ợ nóng
Bạn nên đi xét nghiệm kiểm tra dị ứng, nếu bạn không thuốc nhóm yếu tố nguy cơ mắc bệnh (tiền sử, dị ứng thực phẩm…) thì vẫn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn về đồ ăn và biểu hiện bạn có. Ngoài ra, bạn có thể được yêu cầu chỉ định làm các test trên da để kiểm tra độ dị ứng với đậu phộng. Xét nghiệm máu - kiểm tra kháng thể lgE chống lại tác nhân là đậu phộng hay không.
Rất khó để điều trị dứt điểm dị ứng đậu phộng, bạn chỉ có thể phòng tránh và hạn chế căn bệnh này mà thôi.
Theo các chuyên gia, việc điều trị dị ứng đậu phộng tốt nhất là sử dụng epinephrine. Epinephrine được chứa trong thiết bị tiêm tự động còn gọi là bút tiêm. Bút tiêm sẽ đưa một liều epinephrine vào cơ thể. Khi được chỉ định sử dụng bút tiêm, bác sĩ hoặc điều dưỡng viên sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng chi tiết.
Rất khó để điều trị dứt điểm dị ứng đậu phộng, bạn chỉ có thể phòng tránh và hạn chế căn bệnh này mà thôi. (Ảnh: Internet)
Người bị dị ứng đậu phộng nên mang trong mình bút tiêm này và khi bị dị ứng cần tiêm ngay vào cơ thể và gọi cấp cứu ngay.
Nếu khi bị dị ứng mà bạn không có bút tiêm epinephrine thì ngay lập tức phải gọi xe cấp cứu ngay lập tức, không nên tự mình tới bệnh viện. Tại viện, bác sĩ sẽ chỉ định liều epinephrine và các loại thuôc khác cho bạn
Phòng tránh dị ứng đậu phộng hiệu quả nhất là tránh xa các tác nhân gây dị ứng. Không ăn đậu phộng hay bất kì thức ăn nào có chứa nó hoặc được làm gián tiếp bằng đậu phộng (nước sốt, dầu ăn, súp…).
Đối với đồ ăn sẵn, bạn nên kiểm tra kỹ thành phần trong món đồ ăn đó, để chắc chắn có đậu phộng trong đó hay không (dù chỉ là một liều lượng nhỏ). Tại một số nước như mỹ, luật pháp yêu cầu các nhà sản xuất phải ghi rõ ngoài bao bì sản phẩm nếu loại đồ ăn họ sản xuất có chứa đậu phộng.
Đặc biệt, khi đi ăn ở cửa hàng, bạn cũng cần hỏi rõ nhân viên về thành phần đồ ăn mà họ đã sử dụng.
- Những người bị dị ứng đậu phộng là ai?
Ngay sau khi ăn đậu phộng hoặc những người hít phải đậu phộng đều có thể gặp phản ứng ngay sau đó. Ở những người dị ứng nặng thì hít phải bị đậu phộng hay protein đậu phộng cũng có thể gây dị ứng. Tuy nhiên bơ đậu phộng không có khả năng gây ra phản ứng dị ứng. Những người có tiền sử dị ứng thực phẩm, dị ứng hải sản, hạt điều, hạnh nhân...thì cũng nên cẩn trọng vì đây là nhóm người có nguy cơ cao có thể gặp dị ứng đậu phộng.
Ở những người dị ứng nặng thì hít phải bị đậu phộng hay protein đậu phộng cũng có thể gây dị ứng. (Ảnh: Internet)
- Tôi cần làm gì nếu con tôi bị dị ứng đậu phộng?
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc dị ứng đậu phộng do hệ tiêu hóa còn non kém, chưa hoàn thiện và khó hập thụ đậu phộng. Bạn cần chắc chắn rằng con mình có bị dị ứng đậu phộng hay không, từ đó quản lý những hoạt động ăn uống của con. Đồng thời, nếu đi gửi trẻ, bạn phải dặn dò thật kỹ những người trông trẻ, thầy cô, quản lý...về tình trạng dị ứng của con và chuẩn bị những phương án liên lạc với bác sĩ nếu xảy ra dị ứng. Hãy đảm bảo rằng, con bạn an toàn trước những loại thực phẩm ăn ở trường và trại hè.
- Liệu con tôi có hết dị ứng khi trẻ lớn lên?
Hầu hết là không nhưng trường hợp này cũng có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ theo dõi phản ứng của trẻ thường xuyên để xác định liệu trẻ có thoát khỏi tình trạng này hay không
(Biên dịch: Tạ Ngọc Đan Trang, Đại học Y Hà Nội)