Đi tiểu mà gặp 5 vấn đề này tuyệt đối không nên chủ quan

Đi tiểu mà gặp 5 vấn đề này tuyệt đối không nên chủ quan
Có một vài triệu chứng của đường tiểu có thể đưa ra cảnh báo chính xác về những vấn đề về sức khoẻ mà bạn đang gặp phải.

Kết quả báo cáo của Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận (NIDDK) cho biết có tới 60% phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới là do vi khuẩn phát triển dữ dội trong đường tiết niệu và chủ yếu vi khuẩn phát triển ở bàng quang.

Thực tế có không ít người đã bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo của các chuyên gia y tế và cho rằng việc đi tiểu thường xuyên thông thường chỉ là dấu hiệu của việc bạn uống quá nhiều nước hoặc uống cà phê. Tuy nhiên, các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu còn phụ thuộc vào vị trí nhiễm trùng và đa số các trường hợp mắc bệnh đều có liên quan đến niệu đạo và bàng quang.

Một số trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu có thể tự khỏi nếu mắc bệnh nhẹ, nhưng đối với những trường hợp nặng thì người bệnh nên tìm đến bác sĩ để nhận thăm khám và điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo khi đi tiểu cho thấy sức khỏe bạn đang gặp nhiều vấn đề gồm:

1. Thói quen đi tiểu liên tục và khẩn cấp

Nhiều người lầm tưởng rằng cảm giác đi tiểu và buồn tiểu sau khi đi vệ sinh chỉ là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa tiết niệu lại đưa ra lời giải thích rằng: Nếu như người bệnh gặp tình trạng tiểu nhiều, tiểu liên tục và tiểu gấp nhưng không ra nhiều nước tiểu thì rất có thể vi trùng đã xâm nhập vào bàng quang và gây ra ảnh hưởng đến các dây thần kinh tại đây, đồng thời gây viêm.

Đi tiểu mà gặp 5 vấn đề này tuyệt đối không nên chủ quan - Ảnh 2.

Đọc thêm:

- Bật mí cách phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu

- Biến chứng nhiễm trùng tiết niệu ở bệnh nhân nữ mắc đái tháo đường

Hơn nữa, các chuyên gia y tế còn cho biết rằng việc bàng quang co bóp liên tục có tác động đến các dây thần kinh ở đây và đưa ra thông báo giả tới não. Có thể hiểu đơn giản rằng khi bạn bị viêm, kích thích từ nhiễm trùng gây ra cảm giác buồn tiểu chứ không phải buồn tiểu thật sự.

2. Biểu hiện nóng rát khi đi tiểu

Một trong những biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu khác chính là biểu hiện nóng rát khi đi tiểu. Các chuyên gia cho biết rằng tình trạng viêm và nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến tất cả các dây thần kinh. Điều này gây ra cảm giác nóng rát trong niệu đạo.

Kèm theo tình trạng nóng rát khi đi tiểu là co thắt bàng quang, đây là nguyên nhân khiến tình trạng nóng rát khi đi tiểu trở nên nghiêm trọng hơn. Giải thích vấn đề này, các bác sĩ cho biết rằng khi bàng quang co thắt liên tục sẽ gây ra tình trạng nóng rát nghiêm trọng hơn.

3. Nước tiểu có mùi hôi và có màu đục

Thông thường nước tiểu thường có màu vàng nhạt và có mùi nhẹ. Tuy nhiên nếu nước tiểu có màu đục hoặc trắng đục và kèm theo đó là mùi hôi thì đây chính là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu.

Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra do vi khuẩn gây nhiễm trùng đang giải phóng protein và enzym vào nước tiểu. Đồng thời, nước tiểu cũng có thể đang trộn lẫn với những tế bào bạch cầu do cơ thể gửi đến với mục đích chống lại tình trạng nhiễm trùng đang xảy ra.

Hiện tượng tiểu buốt và nước tiểu đổi màu hay có mùi hôi dù không phải trong trường hợp nào cũng là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiểu. Tuy nhiên nếu gặp phải các dấu hiệu này khi đi tiểu người bệnh cũng không nên chủ quan và cần đi kiểm tra để đảm bảo sức khỏe bản thân hoặc nguy cơ mắc một vài bệnh lý hoặc vấn đề về sức khỏe khác.

Đi tiểu mà gặp 5 vấn đề này tuyệt đối không nên chủ quan - Ảnh 3.

4. Màu nước tiểu có màu hồng hoặc hơi đỏ

Tình trạng nhiễm trùng đường tiểu có thể khiến nước tiểu của bạn chuyển sang màu hồng hoặc màu đỏ nhạt. Các bác sĩ cho biết rằng đây là dấu hiệu cho thấy có máu trong nước tiểu.

Hiện tượng nước tiểu đổi màu hồng hoặc đỏ nhạt này xuất phát từ tổn thương do một số vi khuẩn bám vào thành bàng quang gây ra.

Tuy nhiên, máu có xuất hiện trong nước tiểu không phải triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu dù tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ trẻ tuổi. Nhưng kèm theo đó, các bác sĩ cũng cho biết dấu hiệu có máu trong nước tiểu không phải dấu hiệu bình thường đặc biệt khi tình trạng này có thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Dù nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ nhạt là dấu hiệu bất thường nhưng mọi người cũng không nên quá hoảng sợ, chỉ cần tìm tới bệnh viện để nhận thăm khám kịp thời khi phát hiện tình trạng bất thường này.

5. Triệu chứng đau trong xương chậu khi đi tiểu

Khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang thì cơ thể sẽ chiến đấu để loại bỏ vi khuẩn gây hại này. Điều này là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy bị đau hoặc cảm thấy gặp áp lực trong vùng chậu.

Trong khi đó hệ thống miễn dịch có khả năng ngăn chặn nhiễm trùng, chúng sẽ giải phóng các hóa chất gây viêm và làm kích thích dây thần kinh. Đồng thời, cơn đau còn có thể được giảm bớt khi tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu được loại bỏ.

Đi tiểu mà gặp 5 vấn đề này tuyệt đối không nên chủ quan - Ảnh 4.


6. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng đường tiểu còn có thể làm lan đến thận và gây ra tình trạng viêm thận vô cùng nguy hiểm. Theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận cho biết rằng các dấu hiệu cảnh báo tình trạng này gồm cả sốt, ớn lạnh, đau ở bên hông hoặc tình trạng đau lưng, bẹn, bị buồn nôn hoặc nôn.

Đặc biệt khi nhiễm trùng thận là một vấn đề sức khoẻ đáng lo ngại vì có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết và khiến người bệnh tử vong. Vì vậy, ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường cảnh báo nhiễm trùng thận thì người bệnh cần tìm đến bác sĩ để kiểm tra kịp thời.

7. Tại sao phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao?

Phụ nữ có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao gấp 30 lần so với nam giới do sở hữu niệu đạo ngắn. Trong khi đó, các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ thường xuất hiện ở vùng chậu hoặc bụng dưới trong khi nam giới có thể cảm nhận tình trạng đau ở trực tràng, bìu và tinh hoàn.

Muốn kiểm tra liệu bản thân có đang mắc nhiễm trùng đường tiểu hay không, cách chính xác nhất bạn nên tìm đến bác sĩ và bệnh viện để tiến hành xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện ra vi khuẩn và kịp thời đưa ra các biện pháp chữa trị để tránh gặp biến chứng nghiêm trọng.


Tác giả: N.Mai