Đi bộ có tác dụng gì? Có những lưu ý gì khi đi bộ?

Đi bộ có tác dụng gì? Có những lưu ý gì khi đi bộ?
Đi bộ là phương pháp tập luyện quen thuộc và rất phổ biến. Vậy đi bộ có tác dụng gì? Khi đi bộ cần lưu ý những vấn đề gì?

Đi bộ là hình thức tập thể dục an toàn nhất cho tất cả nhóm tuổi, cho cả phụ nữ mang thai hay người già. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy cụ thể đi bộ có tác dụng gì? Những vấn đề cần lưu ý khi đi bộ là gì?

1. Đi bộ có tác dụng gì?

1.1. Đi bộ tốt cho sức khỏe hệ tim mạch

Một trong lợi ích to lớn của đi bộ chính là rèn luyện sức khỏe tim mạch.

Trên thực tế, khi đi bộ, tim bắt buộc phải bơm máu nhiều hơn để đáp ứng cho hoạt động tiêu hao năng lượng. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, càng duy trì thói quen đi bộ thường xuyên, trái tim càng khỏe mạnh.

Đi bộ có tác dụng gì? Có những lưu ý gì khi đi bộ? - Ảnh 1.

Đi bộ tốt cho sức khỏe tim mạch - Ảnh Internet.

1.2. Đi bộ giúp tăng diện tích phổi

Khi hô hấp, phổi sẽ hoạt động cật lực hơn để có thể cung cấp đủ oxy nuôi cơ thể. Thông qua các động tác hít thở sâu, diện tích phổi sẽ tăng lên đáng kể. Do đó, với những đối tượng có vấn đề về hô hấp,đi bộ là phương pháp rất tốt để cải thiện sức khỏe.

Tuy nhiên, cần lưu ý, cần chú ý tới kỹ thuật tập luyện khi đi bộ. Theo đó, phải giữ thẳng lưng, kết hợp thở sâu và đều trong quá trình đi bộ. 

Đọc thêm: Các bài tập tốt cho phổi là gì? Cần lưu ý gì khi tập luyện?

1.3. Đi bộ có tác dụng gì? Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Một trong những cách làm giảm stress hiệu quả chính là đi bộ. Các nghiên cứu đã chứng minh, đi bộ có thể giúp làm giảm lo âu, căng thẳng, cải thiện tâm trạng, giúp bạn cảm thấy tự tin hơn.

Nếu có bạn đồng hành đi bộ thì lợi ích giảm căng thẳng, mệt mỏi sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cần lưu ý, chon bạn đồng hành luôn có suy nghĩ tích cực, lạc quan, tránh những người đồng hành mang lại tư tưởng tiêu cực.

1.4. Đi bộ làm giảm nguy cơ loãng xương, giúp xương chắc khỏe

Đi bộ có tốt không? Câu trả lời là đi bộ không những tốt cho sức khỏe tim mạch, cải thiện tâm trạng mà còn tốt cho xương khớp, giúp xương khớp luôn khỏe mạnh. 

Đi bộ có tác dụng gì? Có những lưu ý gì khi đi bộ? - Ảnh 3.

Đi bộ làm giảm nguy cơ loãng xương, giúp xương chắc khỏe (Ảnh: Internet)

Cụ thể, các chuyên gia đã chứng minh, những lợi ích của việc đi bộ đối với hệ cơ xương (cơ, xương, dây chằng, gân và khớp) trong khoảng thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày trong vòng năm ngày mỗi tuần là:

- Duy trì khối lượng xương.

- Bệnh viêm khớp phát triển chậm hơn, nguy cơ loãng xương giảm xuống. 

- Tính linh hoạt của khớp và phạm vi chuyển động tăng lên.

- Hỗ trợ lưu thông dịch khớp, cung cấp oxy cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết.

-  Giảm nguy cơ chấn thương xương, gãy xương hông, chấn thương xương.

1.5. Đi bộ giúp tăng tuổi thọ

Một trong những câu trả lời cho câu hỏi đi bộ có tác dụng gì là tăng tuổi thọ. Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, đi bộ và chạy bộ có tác dụng tuyệt vời đối với cơ quan nội tạng và vóc dáng cơ thể. 

Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, những người có thói quen chạy bộ và đi bộ hằng ngày sẽ được gia tăng 35% khả năng sống thọ so với bình thường.

Đọc thêm: Ăn gì để sống lâu trăm tuổi? Đây là những gì chuyên gia gợi ý

1.6. Tác dụng của đi bộ trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu diễn ra vào năm 2017, với những đối tượng là người lớn tuổi có độ tuổi 55-65 tuổi, đa số đều có triệu chứng hoặc đang mắc bệnh mất ngủ. Trong khi đó, có đến 83% các đối tượng cải thiện được giấc ngủ của mình sau khi đi bộ thường xuyên và có khoa học.

Vì thế, bạn nên đi bộ và giữ tinh thần thật thoải mái, tích cực trong suốt quá trình đi bộ để phát huy tối đa những lợi ích về sức khỏe của nó. 

Đi bộ có tác dụng gì? Có những lưu ý gì khi đi bộ? - Ảnh 4.

Tác dụng của đi bộ trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ (Ảnh: Internet)

1.7. Đi bộ tốt cho vóc dáng cơ thể

Mặc dù đi bộ là hình thức vận động khá đơn giản nhưng lại có tác dụng làm giảm calo dưa thừa trong cơ thể để có thể giảm cân hiệu quả, an toàn. Tùy vào số cân muốn giảm, các chuyên gia khuyến cáo cần tính thời gian tập luyện và cường độ hợp lý để đạt được mục đích. Tuy vậy, trên thực tế, nếu muốn giảm cân nhanh hơn thì nên tăng vận tốc thành đi bộ nhanh cho tới chạy bộ.

2. Cần lưu ý gì khi đi bộ?

Mặc dù đi bộ mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nhưng để phát huy hết công dụng của việc đi bộ, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

- Chuẩn bị trang phục phù hợp:  Quần áo rộng rãi, thoáng mát, chất liệu là các loại vải thấm hút mồ hôi như cotton (vào mùa hè), đủ ấm (vào mùa đông). Mang giày vừa vặn, thích hợp với đôi chân

- Trước khi bắt đầu luyện tập đi bộ, nên dành thời gian khoảng 5-10 phút tập những động tác khởi động để làm “ấm cơ thể”, tránh tình trạng căng cơ, mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập.

- Luôn giữ cơ thể thẳng và hướng về trước, thẳng lưng. Vai và cánh tay để thoải mái, khi đi nên đánh tay tự nhiên. 

- Tốc độ đi bộ: Khi mới bắt đầu đi, nên đi chậm, sau đó tăng tốc độ nhanh hơn một chút. Lưu ý, đi bộ với tốc độ cảm thấy thoải mái nhất là được. 

- Thời gian đi bộ: Thời gian mỗi buổi tập tùy theo từng đối tượng cụ thể nhưng đối với người mới bắt đầu nên tập ít, sau đó tăng dần thời gian tập luyện. Để phát huy lợi ích của việc đi bộ, lưu ý cần phải luyện tập đều đặn và thường xuyên.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc đi bộ có tác dụng gì cũng như cần lưu ý những vấn đề gì khi đi bộ. Các chuyên gia khuyến cáo, đối với những đối tượng là người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính, bệnh tim mạch, tăng huyết áp… nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ trước khi luyện tập.    


https://suckhoehangngay.vn/di-bo-co-tac-dung-gi-co-nhung-luu-y-gi-khi-di-bo-20220508103538304.htm
Tác giả: Ngọc Điệp