Đeo kính có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 không?

Đeo kính có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 không?
Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Ấn Độ được đăng tải ngày 13 tháng 2 trên medRxivmới cho thấy, những người đeo kính có nguy cơ mắc COVID-19 thấp hơn từ 2 - 3 lần so với nhóm người không đeo kính.

Nghiên cứu này được khảo sát dựa trên số liệu từ những bệnh nhân có kết luận dương tính với virus SARS-CoV-2. Nghiên cứu này đã kết luận rằng, những người đeo kính có nguy cơ mắc COVID-19 thấp hơn từ 2 - 3 lần so với nhóm người không đeo kính.

Lý giải về vấn đề này, các nhà khoa học Ấn Độ cho biết, những người đeo kính thường ít chạm và dụi vào mắt hơn do đó giảm nguy cơ nhiễm trùng hay vô tình đưa virus tiếp xúc với mắt.

Kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu thì việc có các biện pháp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus đã trở nên cấp thiết hơn khi mà con số nhiễm virus COVID-19 trên thế giới vẫn đang tăng lên. Ngay cả khi việc tiêm chủng cũng đã trở nên phổ biến hơn thì các biện pháp ngăn ngừa như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, tuân thủ nguyên tắc vệ sinh tay hay các phương pháp khác vẫn luôn đóng vai trò quan trọng.

Đeo kính có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 không? - Ảnh 1.

Những người đeo kính có nguy cơ mắc COVID-19 thấp hơn từ 2 - 3 lần so với nhóm người không đeo kính (Ảnh: Internet)

Bạn có thể tìm hiểu về Nguyên tắc 5K của Bộ Y tế liên quan tới phòng tránh lây nhiễm COVID-19 để có thêm thông tin.

Virus SARS-CoV-2 được biết đến có khả năng lây lan thông qua các giọt bắn từ người mang bệnh sang người lành từ những hành động như ho, hắt hơi,... Do vậy virus có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường mắt, mũi và miệng. Chính vì lý do này mà các chuyên gia đã khuyến nghị việc đeo kính, mặt nạ che mặt,.. để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Những người đeo kính có nguy cơ nhiễm COVID-19 thấp hơn từ 2 - 3 lần

Như đã nói ở phần đầu, việc đưa tới kết luận này có thể đến từ thói quen ít đưa tay dụi mắt, chạm vào mắt của những người đeo kính. Quy mô nghiên cứu được tiến hành trên 304 bệnh nhân, từ 10 - 80 tuổi. Những người này đã được kết luận là dương tính với virus COVID-19 và khảo sát thị lực.

Kết quả của báo cáo như sau:

+ 60/304 bệnh nhân có sử dụng kính

+ 42 bệnh nhân sử dụng kính mọi lúc và số còn lại chỉ sử dụng kính khi học

+ 16 người cho biết họ thường xuyên đeo kính ngoài trời

+ 58 bệnh nhân thường xuyên sử dụng kính râm và chiếm 19% trong số này cho biết họ đeo kính hầu hết thời gian. Do đó, đã gợi ý tiền đề cho giả thiết những người có thói quen đeo kính 8 tiếng mỗi ngày ít có khả năng bị nhiễm virus corona chủng mới hơn.

+ 81% còn lại cho biết họ không thường xuyên dùng kính.

Để đưa ra kết luận, các nhà nghiên cứu đã dựa vào một nghiên cứu khác cho thấy 53% người lớn trên 30 tuổi ở Ấn Độ có vấn đề về thị lực (bạn có thể tìm hiểu thêm về nghiên cứu này TẠI ĐÂY). Sau đó dựa trên thống kê dân số để suy tính khoảng 40% dân số Ấn Độ nói chung sử dụng kính, mặc dù chưa có bằng chứng trực tiếp nào có thể chứng minh được số liệu ước tính này.

Đeo kính có thể làm giảm nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 không? - Ảnh 2.

Một cá nhân có thói quen sờ lên mặt trung bình khoảng 23 lần trong một giờ và đưa tay dụi mắt khoảng 3 lần/tiếng (Ảnh: Internet)

"Một cá nhân có thói quen sờ lên mặt trung bình khoảng 23 lần trong một giờ và đưa tay dụi mắt khoảng 3 lần/tiếng. Sử dụng kính trong thời gian dài có thể giảm thiểu số lần chạm/dụi tay vào mắt này."

Một nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc vào năm ngoái công bố trên tạp chí JAMA Ophthalmology cũng đã phát hiện ra rằng, trong số bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhập viện thì chỉ có 6% đeo kính.

Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc công bố thì các chuyên gia cho biết còn quá sớm để có thể kết luận rằng đeo kính có thể bảo vệ con người khỏi lây lan virus COVID-19. Tiến sĩ Lisa Maragakis, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm từ Trường Y Johns Hopkins cho biết, sẽ có những hạn chế về nghiên cứu này và có thể gây hiểu lầm cho nhiều người.

Bà nói thêm: "Mặc dù nghiên cứu này rất thu hút khi kết luận rằng việc đeo kính râm, kính bảo hộ hay tấm chắn giọt bắn nơi công cộng có thể bảo vệ mắt và bản thân khỏi nguy cơ lây nhiễm COVID-19 nhưng, đứng từ góc độ dịch tễ học thì chúng ta vẫn cần phải cẩn thận để không suy ra mối quan hệ nhân - quả theo hướng này, khi mới chỉ có một nghiên cứu dạng quan sát thông thường".

Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC cho biết, một trong những con đường dẫn tới lây nhiễm COVID-19 chính là việc tay bạn chạm vào bề mặt có virus trước rồi đưa tay chạm vào mắt khi chưa khử khuẩn sạch sẽ, nhưng đây không phải là cách thức phổ biến lây lan của virus. Tuy nhiên, CDC cũng khuyến cáo các bạn nên tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng nhất là khi đang ở ngoài để giảm nguy cơ gặp các nhiễm trùng tương tự gây bệnh hô hấp,...

Nếu bạn còn đang băn khoăn về Tác hại của đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng trong thời dịch COVID-19 thì không nên bỏ qua bài viết này.

Nguồn dịch tham khảo:

1. https://www.cleveland.com/coronavirus/2021/02/could-wearing-glasses-reduce-your-risk-of-a-coronavirus-infection.html

2. https://www.timesnownews.com/health/article/people-wearing-glasses-are-three-times-less-likely-to-catch-covid-19-due-to-this-reason/723524


Tác giả: Kim Phụng