Đeo kính áp tròng có mổ mắt được không? Cần lưu ý gì khi sử dụng kính áp tròng

Đeo kính áp tròng có mổ mắt được không? Cần lưu ý gì khi sử dụng kính áp tròng
Kính áp tròng ngày càng được sử dụng ngày càng phổ biến, nhất là ở những người bị tật khúc xạ như cận thị,... Nhưng nhiều người lo lắng rằng, đeo kính áp tròng có mổ mắt được không và có ảnh hưởng gì không.

1. Đeo kính áp tròng có mổ mắt được không?

Để tránh phải phụ thuộc vào cặp kính dày cộp, vướng víu,... thì nhiều người đã lựa chọn một phương pháp khác đó chính là đeo kính áp tròng.

Ngoài ra, kính áp tròng không chỉ giúp người cận thị giải quyết được vấn đề về thị lực mà còn có tác dụng thẩm mỹ rất tốt với nhiều mẫu mã màu sắc khác nhau nên việc người bị cận thị sử dụng kính áp tròng cũng ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, đeo kính áp tròng nói riêng hay đeo kính nói chung đều không thể giải quyết được gốc rễ vấn đề của cận thị và các tật khúc xạ tai mắt, đến khi đã đủ điều kiện thích hợp thì mổ mắt là phương pháp được khuyến cáo để đạt được hiệu quả nhanh chóng, lâu dài.

Do đó, vấn đề đeo kính áp tròng có mổ mắt được không trở thành một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm.

Các khuyến cáo hiện nay khuyên rằng, với những người đeo kính áp tròng mà cần phải mổ mắt thì nên ngưng sử dụng kính ít nhất 14 ngày trước khi mổ. Điều này là bởi khi sử dụng kính áp tròng, hình dạng của giác mạc sẽ bị uốn cong, thay đổi theo hình dạng của kính.

Đeo kính áp tròng có mổ mắt được không? Cần lưu ý gì khi sử dụng kính áp tròng - Ảnh 1.

Đeo kính áp tròng mổ mắt được không là lo lắng của rất nhiều bệnh nhân (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

5 lưu ý khi đeo kính áp tròng cận mà bạn nhất định phải nắm vững

Đau mắt đỏ do kính áp tròng là gì? Bị đau mắt đỏ có được đeo kính áp tròng không?

Hậu quả chính là nếu mổ mắt dựa trên các thông số kiểm tra ngay vừa mới tháo bỏ kính áp tròng sẽ rất dễ gặp phải các sai lầm do các thông số của mắt đã bị thay đổi và ảnh hưởng bởi kính áp tròng.

Ngoài ra, trước khi mổ mắt cho người đeo kính áp tròng, bác sĩ còn cần phải đánh giá mổ cách cẩn thận xem người bệnh có gặp phải các tổn thương mắt do kính áp tròng hay không, chẳng hạn như trầy xước giác mạc, viêm giác mạc,... Nếu có thì phải tiến hành điều trị ổn các tình trạng này trước khi đưa ra quyết định phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

Vì vậy, với câu hỏi đeo kính áp tròng có mổ mắt được không thì câu trả lời là có. Nhưng cần tuân thủ tốt các quy trình thăm khám, kỹ thuật để vừa đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và sự an toàn cho bệnh nhân.

2. Sau mổ mắt bao lâu được đeo kính áp tròng trở lại?

Như đã nói, kính áp tròng không chỉ có giá trị trong giải quyết vấn đề thị lực của bệnh nhân mà còn đóng vai trò thẩm mỹ, nên khá nhiều người có nhu cầu thực tế về sử dụng kính áp tròng sau khi mổ mắt.

Hơn nữa, có không ít các trường hợp do mức độ cận quá nặng hay một nguyên nhân nào khác khiến cho chỉ một cuộc mổ mắt sẽ không thể giải quyết dứt điểm tình trạng của người bệnh, sau khi mổ mắt thì bệnh nhân sẽ không khỏi hoàn toàn mà chỉ giảm độ cận. Khi này, kính áp tròng vẫn có thể được sử dụng để nâng cao thị lực của bệnh nhân.

Bởi phải tiếp xúc trực tiếp với bề mặt mắt nên các loại kính áp tròng sẽ không thể được sử dụng ngay lập tức cho bệnh nhân sau khi mổ mắt.

Tùy thuộc vào phương pháp mổ mắt được áp dụng mà thời gian để người bệnh có thể sử dụng kính áp tròng cũng thay đổi khác nhau, phương pháp mổ gây tổn thương càng nhiều thì thời gian chờ trước khi sử dụng kính áp tròng càng lớn. Khi thực hiện phẫu thuật mổ Smile thì cần phải chờ một tháng trước khi sử dụng kính áp tròng, còn khi áp dụng kỹ thuật mổ Lasik thì thời gian chờ sẽ kéo dài lên đến 6 tháng.

3. Lưu ý gì khi sử dụng kính áp tròng?

Để việc sử dụng kính áp tròng trở nên an toàn và hiệu quả hơn, hãy lưu ý một số điều sau đây:

- Lựa chọn kính áp tròng có thông số kỹ thuật theo khuyến cáo của bác sĩ nhãn khoa sau khi đã thăm khám và đánh giá đầy đủ dựa trên tình trạng của mắt và nhu cầu của bản thân.

Đeo kính áp tròng có mổ mắt được không? Cần lưu ý gì khi sử dụng kính áp tròng - Ảnh 3.

Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng kính áp tròng - Ảnh Internet

- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ khi sử dụng kính áp tròng để tránh nguy cơ mắc các bệnh lý do nhiễm khuẩn bằng cách vệ sinh tay trước khi đeo kính, vệ sinh kính đúng cách sau khi sử dụng,...

- Không sử dụng kính áp tròng chung với người khác để tránh các bệnh có khả năng lây nhiễm.

- Khi mắt có các biểu hiện bệnh lý như viêm giác mạc, viêm kết mạc,... thì không nên sử dụng kính áp tròng, cần điều trị hết các tình trạng bất thường trên trước khi sử dụng kính áp tròng trở lại.

- Không lạm dụng kính áp tròng, mỗi ngày chỉ nên dùng kính áp tròng dưới 8h và nên thay kính sau mỗi 3 tháng sử dụng.

Qua đây có thể thấy rằng, với câu hỏi đeo kính áp tròng có mổ mắt được không? thì câu trả lời là có, nhưng cần phải có lộ trình và điều kiện phù hợp để đảm bảo có được các thông số chính xác phục vụ cho một cuộc mổ an toàn và hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và đầy đủ hơn.


Tác giả: QN