Để tránh ốm, cảm lạnh khi giao mùa cần mang những thứ này bên người

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Để tránh ốm, cảm lạnh khi giao mùa cần mang những thứ này bên người
Các chuyên gia y tế khuyên bạn mang theo những thứ này bên người có thể giúp bạn không bị cảm lạnh khi giao mùa.

1. Dễ mắc cảm lạnh khi giao mùa

Khi thời tiết giao mùa nên trẻ em, người già sức đề kháng kém dễ mắc bệnh. Nhất là đối với những người có cơ địa dị ứng với thời tiết cũng dễ ốm. 

Triệu chứng hay gặp là đau đầu, mệt mỏi, khó ngủ, nhất là các chứng "thấp" như thấp khớp, thấp tim, hen… đặc biệt là chứng cảm mạo, gồm cả cảm nóng và cảm lạnh rất nhiều người thường mắc phải.

Nguyên nhân chính là do môi trường bên ngoài lạnh, lúc đó cơ thể chưa thích nghi với thay đổi thời tiết, sức đề kháng suy yếu, đi ngoài trời lạnh, tắm muộn… khiến khí lạnh xâm nhập vào các kinh lạc, tạng phủ và làm con người dễ sinh bệnh. Chứng bệnh này xảy ra quanh năm, nhưng hay gặp nhất là khi giao mùa.

Vào ban đêm cơ thể chúng ta càng dễ bị nhiễm lạnh và nếu ở nơi có gió lùa, nằm đất, đi đường gặp mưa gió, hoặc ở trong môi trường quá lạnh… hàn khí bên ngoài sẽ xâm nhập cơ thể mà sức đề kháng của cơ thể không thể chống đỡ nổi.

2. Cách hay để nhận biết các chứng cảm lạnh phổ biến

Nếu bạn nhận thấy cơ thể ớn lạnh dọc xương sống, đau nhức cổ gáy, nhức đầu vùng đỉnh và sau gáy, đau ngang thắt lưng, lạnh hai bàn chân, huyết áp giảm, người lạnh co rúm, mặt tái nhợt, môi tái… thì lúc này tức là khí lạnh đã phá vỡ hàng rào bảo vệ của cơ thể và xâm nhập vào bên trong. 

Bạn cần đánh cảm (đánh gió), xông hơi, ăn cháo giải cảm - đây là cách mà dân gian thường dùng  (có gừng tươi, quế mỏng, tía tô…) và có được hiệu quả rất cao. Bên cạnh đó bạn có thể uống cốc trà nóng, thêm đường hoặc mật ong, vắt chanh vào để giải cảm.

Nếu nhận thấy chân, thắt lưng lạnh nhưng trán lại nóng sốt, mặt nóng đỏ, huyết áp cao… thì ngay lúc này cần làm ấm phần dưới cơ thể là đôi chân vì như vậy sẽ tạo "đối trọng" về sức nóng với phần trên cơ thể, để "hỏa" hạ xuống.

Nhưng bạn cũng cần lưu ý là lúc này không giải cảm lạnh theo cách thông thường như xông hơi nóng, dùng gừng tươi, tía tô, ..., bởi như vậy sẽ càng làm cho dương khí và huyết áp tăng cao, thậm chí có thể gây đứt mạch máu não, mất mạng.

Nhất là khi cái lạnh đã ngấm sâu vào trong cơ thể, sẽ sinh cảm giác nóng lạnh thất thường, mệt mỏi, mồ hôi vã ra, miệng đắng, họng khô, hoa mắt chóng mặt, làm cho người cảm giác bứt rứt, ăn không ngon miệng, đau hết mình mẩy… thì cần ngay lập tức đến bệnh viện sớm để bác sĩ khám chữa, điều hòa cơ thể. 

Bởi nếu như để lâu ngày dễ phát sinh đủ thứ bệnh, cả những bệnh khó chữa như sốt rét, vàng da, xơ gan cổ chướng… sẽ càng khó chữa.

3. Những thứ cần bỏ túi để tự cứu mình ngừa cảm lạnh

Chứng cảm lạnh khi ở nhà thì rất dễ xử lý, nhưng lại chẳng ít người mắc khi đang ngoài đường và đã không kịp xử trí gây choáng thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Vì vậy vào lúc giao mùa ai cũng cần có những "bảo bối" sau trong túi để tự cứu mình, cứu người.

Đầu tiên bạn có thể sử dụng gừng nướng: Nếu bạn đột nhiên nhận thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi, đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, hoặc hạ đường huyết, bủn rủn chân tay… thì cần uống nước đường - gừng tươi nóng sẽ rất tốt cho cơ thể.

Nhưng lúc đi đường sẽ rất khó kiếm - do đó bạn hãy nướng sẵn một củ gừng cho vào túi. Phòng những lúc bất chợt gặp mưa, hoặc thấy các triệu chứng trên thì lấy ra ăn dần. Lúc này bạn chỉ cần ăn hết 1/2 củ gừng nướng đã đánh bay được các triệu chứng khó chịu của cảm lạnh để tiếp tục hành trình.

Sau đó ngay khi về tới nhà hãy chế biến nước đường - gừng tươi nóng uống ngay, hoặc đánh cảm bằng gừng tươi trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải đánh xuôi từ trên xuống để giải cảm - đây là 1 cách vô cùng hiệu quả.

Dùng dầu gió: Với dầu gió sẽ có nhiều loại, như cao sao vàng, dầu khuynh diệp, phục linh... đều được các bác sĩ khuyên dùng hơn cả, bởi dầu gió vô cùng hữu hiệu trị cảm cúm, nhức đầu, sổ mũi, đau khớp, đau gân, chống lạnh đường hô hấp... nói chung là các chứng bệnh thời khí.

Hơn nữa dầu gió vô cùng tiện mang trong túi, tốt nhất bận nên chọn các loại dầu có vỏ hộp an toàn, không đổ vỡ. Nhưng cần lưu ý đó là đối với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú không nên dùng. Còn với những trẻ lớn trên 2 tuổi, khi dùng nhất thiết phải có sự theo dõi của người lớn tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Còn những người bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao, vừa ốm dậy, người suy nhược, táo bón, tăng huyết áp… thì không nên dùng dầu gió kẻo hại tới sức khoẻ.

Nên bỏ thuốc cầm tiêu chảy: Mỗi khi giao mùa còn rất dễ mắc chứng cảm lạnh kèm rối loạn tiêu hóa, buồn nôn... Tiêu chảy được xem là một phản xạ tốt nhằm thúc đẩy các loại virus đang tấn công đường ruột ra khỏi cơ thể con người giúp bạn khoẻ hơn. Thuốc này chính là kháng sinh loại nhẹ, đi đường nếu cấp bách chỉ dùng 10 viên/lần, 20 viên/ngày. Nhưng nếu như quá một ngày không cầm thì nên đến bệnh viện ngay kẻo muộn.

Ngay khi nhận thấy cơ thể bị cảm lạnh có tiêu chảy nên xoa dầu làm ấm vùng bụng, vùng rốn, sau lưng...

Bạn cũng cần lưu ý là phải bổ sung lượng nước bị mất bằng cách uống nước gạo rang, oresol… đến khi hết tiêu chảy để bù nước. Bởi nếu như bị tiêu chảy sẽ rất khát, nhưng nên uống nước từng ngụm nhỏ và uống từ từ, không nên uống nhanh hết cả cốc nước sẽ vô tình khiến đi ngoài nhiều hơn...

Nếu tiêu chảy sang ngày thứ hai người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chữa trị, nhất là trẻ em rất nhanh bị mất nước...

4. Cách phòng chống cảm lạnh khi giao mùa

- Muốn ngừa cảm lạnh cần luôn giữ sức khỏe, năng vận động thể chất.

- Bạn cần bồi dưỡng cơ thể để nâng cao thể trạng, dương khí không bị suy yếu, uống đủ nước và cần ăn nhiều vitamin có trong rau củ quả.

- Hãy hạn chế đồ ăn béo và không ăn uống đồ lạnh.

- Không nên tắm nước lạnh, hạn chế dùng quạt hay điều hòa..

- Không làm việc quá sức, tránh tình trạng buồn bực quá nhiều mà dẫn tới ăn uống kém, dương khí suy giảm...

Để tránh ốm, cảm lạnh khi giao mùa cần mang những thứ này bên người - Ảnh 5.

Cẩn thận với khí lạnh về ban đêm vì lúc này dương khí cơ thể lùi sâu vào trong cơ thể - (Ảnh: Internet)

- Bạn phải luôn cẩn thận với khí lạnh về ban đêm vì lúc này dương khí cơ thể lùi sâu vào trong cơ thể như vậy sẽ rất khó chống đỡ với bên ngoài.

- Nên nhớ luôn giữ ấm bụng để tránh bị lạnh bụng, gây đau bụng, tiêu chảy. Nhất là cần phải giữ ấm bàn chân – nơi rất nhạy cảm với lạnh và dễ ảnh hưởng đến hô hấp và suy giảm sức khỏe.


Tác giả: Thanh Thanh