Đề phòng biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường

Đề phòng biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường vốn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó âm thầm phá huỷ hàng loạt các bộ phận trên cơ thể người bệnh như tim mạch, thận, mắt, chân tay… Tuy nhiên nó cũng có thể dẫn tới những cái chết không báo trước nếu biến chứng là đột quỵ (tai biến mạch máu não) hay nhồi máu cơ tim.

1. Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là gì?

Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ não là một bệnh xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần não bộ bị đột ngột ngừng trệ do cục máu đông làm tắc mạch ở cổ hoặc não. Sau đó các mô não bị tổn thương. Đột quỵ gây ra các hậu quả về thể chất như khó di chuyển và tư duy, ghi nhớ như lú lẫn.

Không chỉ riêng bệnh nhân tiểu đường, những người cao tuổi cũng có nguy cơ bị tai biến mạch máu não khá cao. Về phân loại, có 2 dạng tai biến mạch máu não bao gồm:

- Nhồi máu não (do nghẽn / tắc mạch)

- Chảy máu não (do vỡ mạch)

Các triệu chứng thần kinh trung ương khu trú biểu hiện nhanh ngay tức thì khi tổn thương mạch máu não xảy ra nên tai biến mạch máu não còn được gọi là đột quỵ. Đột quỵ là bệnh thần kinh phổ biến nhất hiện nay.

2. Mối liên quan giữa bệnh tiểu đường với tai biến mạch máu não

Hàng loạt những biến chứng của tiểu đường như biến chứng mắt, biến chứng cơ xương khớp, biến chứng thần kinh...Theo nghiên cứu, bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao gấp 1.5 lần so với những người không bị tiểu đường.

Vây làm thế nào để biết mình có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não?


Đái tháo đường làm tăng nguy cơ đột quỵ. Những yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

+ Tuổi: trên 55 tuổi.

+ Người gốc Phi.

+ Tiền sử đột quỵ hoặc có cơn thiếu máu não thoáng qua.

+ Tiền sử gia đình có người bị đột quỵ hoặc thiếu máu não thoáng qua.

+ Bệnh tim mạch.

+ Tăng huyết áp.

bien-chung-dot-quy

+ Thừa cân: BMI  từ 25 đến 29 hoặc béo phì (BMI> 30).

+ Rối loạn lipid máu: LDL cao, HDL thấp.

+ Ít vận động.

+ Hút thuốc lá hoặc phơi nhiễm khói thuốc lá.

3. Giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách nào?

Ngay cả đối với những người không bị tiểu đường thì việc ổn định đường huyết, huyết áp và  cholesterol ở mục tiêu cùng với một chế độ ăn uống và rèn luyện thích hợp. Bên cạnh đó có thể sử dụng thuốc điều trị.

+ Bỏ thuốc lá.

4. Dấu hiệu cảnh báo để nhận biết có cơn đột quỵ

Các dấu hiệu cảnh báo điển hình của một cơn đột quỵ tiến triển nhanh trong vài giờ hoặc vài ngày bao gồm:

+ Đột ngột tê và yếu một bên của cơ thể.

+ Đột ngột không nói được hoặc không hiểu người khác nói.

+ Đau đầu dữ dội.

+ Đột ngột nhìn không rõ, gặp vấn đề về thị lực.

+ Chóng mặt, mất cân bằng, đi lại khó khăn.

Báo cáo với nhân viên y tế để can thiệp thích hợp nếu xuất hiện bất kì triệu chứng nào. Nếu tuần hoàn não bị tắc nghẽn trong một thời gian ngắn ( thường ít hơn 5 phút ) thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo cơn thiếu máu não thoáng qua, nguy cơ cao bị đột quỵ trong tương lai.

5. Chẩn đoán đột quỵ

Một số xét nghiệm được tiến hành khi có nghi ngờ đột quỵ.

+ Kiểm tra những thay đổi của cơ thể. Ví dụ: khả năng cử động, di chuyển của các chi, các chức năng của não bộ như khả năng đọc hay miêu tả 1 bức tranh.

+ Chụp CT và MRI não bộ để kiếm tra có xuất hiện cục máu đông hay bị vỡ mạch hay không.

+ Điện tâm đồ ( EGG) để kiểm tra chức năng tim.

+ Siêu âm động mạch cảnh ( mạch máu từ tim lên não).

+ Chụp cộng hưởng từ mạch máu não (MRA), chụp CT scanner đa lớp hoặc chụp mạch số hóa xóa nền (DSA) để xác định xem có hẹp mạch máu, phình mạch, dị dạng mạch máu não hay không.

bien-chung-dot-quy-5

6. Điều trị đột quỵ

Các phương pháp điều trị phải tiến hành ngay lập tức. Sử dụng thuốc ngay sau khi đột quỵ để giảm thiểu rủi ro: aspirin, warfarin, heparin hay clopidogrel.

Các phương pháp điều trị bằng phẫu thuật:

+  Phẫu thuật động mạch cảnh: loại bỏ mỡ máu và phục hồi chức năng dẫn máu lên não.

+ Nong mạch và ống động mạch. Nong mạch là một kỹ thuật có thể mở rộng bên trong nơi phủ mảng bám trong động mạch dẫn đến não, thường là động mạch cảnh.

Trong phương pháp này, một ống thông được đưa vào khu vực động mạch tắc nghẽn. Bóng được bơm căng, nén các mảng bám vào thành động mạch. Một ống lưới kim loại (stent) thường được đặt trong động mạch để ngăn ngừa hẹp tái phát. Chèn một stent trong động mạch não (stent nội sọ) tương tự như đặt ống động mạch cảnh. Sử dụng một đường rạch nhỏ ở háng, các bác sĩ đưa ống thông qua động mạch và vào trong não. Đôi khi sử dụng nong mạch để mở rộng khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên, trong các trường hợp khác, nong mạch không được sử dụng trước khi đặt ống động mạch.

+  Tập thể dục để khôi phục các chức năng cơ thể.

Tác giả: MN