Dậy thì muộn có tốt không? Những điều cần biết về dậy thì muộn

Dậy thì muộn có tốt không? Những điều cần biết về dậy thì muộn
Dậy thì muộn được sử dụng để chỉ tình trạng các bạn trẻ không có các thay đổi đặc trưng của dậy thì dù đã vượt qua lứa tuổi này. Dậy thì muộn xảy ra kéo theo nhiều lo lắng khác nhau, chẳng hạn như dậy thì muộn có tốt không, có ảnh hưởng đến chức năng sinh sản không,...

Tuổi dậy thì là giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc đời, đặc trưng bởi sự thay đổi to lớn cả về sinh lý và tâm lý trước khi thực sự bước vào lứa tuổi trưởng thành. Bất kỳ bất thường nào liên quan đến dậy thì đều gây nhiều lo lắng cho chính các bạn trẻ và cả các bậc phụ huynh, trong đó phải kể đến vấn đề dậy thì muộn. Vậy dậy thì muộn có tốt không và cần phải làm gì khi bị dậy thì muộn?

1. Dậy thì muộn là gì?

Theo các thống kê khoa học thì độ tuổi trung bình bắt đầu dậy thì của các bạn nữ là từ 8-14 tuổi, còn đối với các bạn nam là từ 9-15 tuổi. Khi bước vào lứa tuổi này, cơ thể của các bạn trẻ sẽ có nhiều thay đổi khác nhau tùy theo giới như mọc lông mu, lông nách, mọc râu và vỡ giọng ở nam giới, phát triển tuyến vú và có kinh nguyệt ở nữ giới,... Những đặc điểm này được gọi là các đặc điểm sinh dục thứ cấp.

Dậy thì muộn có tốt không? Những điều cần biết về dậy thì muộn - Ảnh 2.

Dậy thì muộn có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh: Internet)

Khi một bạn trẻ bước qua lứa tuổi dậy thì bình quân theo giới tính của mình mà cơ thể vẫn không có sự xuất hiện mới của các đặc điểm đặc trưng cho lứa tuổi dậy thì sẽ được gọi là dậy thì muộn. Để dễ dàng nhận biết dậy thì muộn ở các bạn nam và các bạn nữ, người ta thường dựa trên tiêu chuẩn như sau:

- Với bạn nữ: Không có các đặc điểm sinh dục thứ phát dù đã trên 14 tuổi, hoặc đã trên 16 tuổi nhưng chưa bắt đầu hành kinh.

- Với bạn nam: Tinh hoàn và dương vật không phát triển dù đã trên 14 tuổi, thời gian phát triển dương vật kéo dài trên 5 năm, tầm vóc thấp bé so với bạn cùng trang lứa,...

Dậy thì muộn có thể là hậu quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các nguyên nhân không thay đổi được và nguyên nhân thay đổi được. Chẳng hạn có thể kể đến như nguyên nhân di truyền, bệnh lý do đột biến (hội chứng Klinefelter, hội chứng Turner) hoặc các bệnh lý mãn tính (bệnh tiểu đường, u nang, bệnh thận, bệnh tuyến yên, bệnh tuyến giáp),...

Đọc thêm:

Giải đáp thắc mắc: Tự sướng ở tuổi dậy thì có vô sinh không?

Tuổi dậy thì không nên ăn gì?

2. Dậy thì muộn có tốt không?

Dậy thì muộn khi xảy ra không chỉ khiến bản thân các bạn trẻ lo lắng mà cả các bậc phụ huynh cũng vô cùng băn khoăn, không biết liệu rằng dậy thì muộn có tốt không hay có ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe sinh sản hay không,...

Dậy thì muộn có tốt không? Những điều cần biết về dậy thì muộn - Ảnh 1.

Dậy thì muộn có tốt không là điều mà các bạn trẻ và cả các bậc phụ huynh đều rất quan tâm - Ảnh: Internet

Để giải đáp cho vấn đề dậy thì muộn có tốt không sẽ cần xem xét trên nhiều khía cạnh khác nhau.

Về mặt tâm lý, dậy thì muộn gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của cả các bạn nam và các bạn nữ. Sự khác biệt giữa bản thân so với bạn bè cùng trang lứa có thể khiến những bạn trẻ bị dậy thì muộn trở nên tự ti, mặc cảm, tách biệt bản thân khỏi tập thể, khó hòa đồng,... Nếu những vấn đề tâm lý do dậy thì muộn không được phát hiện kịp thời có thể sẽ dẫn đến nhiều hậu quả lâu dài và tiêu cực khác nhau.

Về sinh lý, dậy thì muộn ở các bạn nữ thường ít ảnh hưởng đến chức năng sinh sản hơn so với dậy thì muộn ở các bạn nam. Bởi lẽ dậy thì muộn hầu như ít ảnh hưởng đến chức năng sinh sản trong lương lai của các bạn nữ. Hoạt động rụng trứng và thụ tinh vẫn sẽ được diễn ra như bình thường ngay khi các bạn nữ bắt đầu quá trình dậy thì của mình.

Tuy nhiên đối với các bạn nam, dậy thì muộn khiến dương vật và tinh hoàn không phát triển. Từ đó làm ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh, khả năng quan hệ tình dục,... Điều này sẽ trực tiếp gây suy giảm chức năng sinh sản của nam giới trong tương lai, thậm chí có thể gây vô sinh.

Dậy thì muộn có tốt không? Những điều cần biết về dậy thì muộn - Ảnh 4.

Dậy thì muộn gây ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của cả các bạn nam và các bạn nữ (Ảnh: Internet)

Do đó, với câu hỏi dậy thì muộn có tốt không thì chắc chắn câu trả lời sẽ là không. Dậy thì muộn không chỉ gây nên các tác động xấu đến chức năng sinh lý, sinh sản của các bạn trẻ mà còn để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý.

3. Cần làm gì khi bị dậy thì muộn?

Tuy rằng dậy thì muộn có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau, nhưng thật may mắn khi tình trạng này có thể được giải quyết nếu áp dụng biện pháp thích hợp.

Phương pháp điều trị dậy thì muộn được áp dụng chủ yếu hiện nay là phương pháp bổ sung hormone sinh dục. Hormone estrogen và hormone progestin sẽ được sử dụng cho các trường hợp dậy thì muộn ở bạn nữ. Còn hormone progesterol sẽ được sử dụng để giải quyết tình trạng dậy thì muộn cho các bạn nam.

Các liệu pháp hormone có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu không được sử dụng đúng cách. Do đó, cần phải áp dụng thận trọng dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nội tiết.

Dậy thì muộn có tốt không? Những điều cần biết về dậy thì muộn - Ảnh 2.

Liệu pháp hormone là lựa chọn chủ yếu để giải quyết tình trạng dậy thì muộn - Ảnh: Internet

Ngoài ra, trị liệu tâm lý cho các bạn trẻ bị dậy thì muộn cũng là vấn đề quan trọng không kém. Những bạn trẻ bị dậy thì muộn cần nhận được sự thông cảm, động viên tích cực từ gia đình. Nếu cần thiết thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để giúp các bạn trẻ điều chỉnh tâm trạng, thoải mái đón nhận trạng thái của bản thân,...

Trên đây là giải đáp sơ lược cho câu hỏi dậy thì muộn có tốt không cùng với các thông tin cần biết về dậy thì muộn. Nếu có thêm các thắc mắc liên quan đến dậy thì muộn, hãy liên hệ với bác sĩ để được giải thích đầy đủ hơn.

https://suckhoehangngay.vn/suc-khoe-sinh-san.html


https://suckhoehangngay.vn/day-thi-muon-co-tot-khong-nhung-dieu-can-biet-ve-day-thi-muon-20220412180119499.htm
Tác giả: QN