Tình trạng dây rốn quấn cổ diễn ra khi thai nhi bị dây rốn quấn quanh cổ. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ thời gian nào của thai kỳ hay trong thời gian thai phụ đau bụng chuyển dạ hay trong quá trình sinh.
Dây rốn quấn cổ là thuật ngữ y tế sử dụng khi xảy ra hiện tượng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi. Hiện tượng này có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, chuyển dạ hay khi sinh nở. Dây rốn cung cấp cho thai nhi máu, oxy và chất dinh dưỡng thiết yếu. Do đó khi xảy ra bất thường với dây rốn đều có gây thể ảnh hưởng tới em bé.
Tuy nhiên đa số các trường hợp quấn cổ này không gây hại đến sức khỏe của trẻ. Hiện tượng này thực tế lại rất phổ biến chiếm 12% ở thai từ 24-26 tuần, 37% ở thai đủ tháng. Trung bình cứ 3 bé sẽ có 1 bé được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh với dây rốn quấn quanh cổ.
Dây rốn thường có chiều dài trung bình 50-60cm, nếu càng dài thì càng tăng cao nguy cơ quấn quanh cổ, tay, chân của em bé hay bị thắt nút. Dây rốn dài có thể vướng vào tay chân hay quấn cổ thai nhi gây tắc nghẽn mạch máu liên tục hay từng phần. Nhưng cũng có nhiều trường hợp dây rau ngắn hơn chiều dài trên hay khi thai nhi vận động trong buồng tử cung làm cho dây rau có chiều dài bình thường nhưng lại bị quấn vào cổ.
Trong những tháng đầu chu kỳ thai, em bé như một cục nước đá nằm trong một hồ nước lớn nên có khả năng di chuyển trong buồng tử cung. Trong quá trình đó, khi dây rốn còn dài, em bé đã làm rối và quấn vào thân hay cổ thai nhi. Cũng có trường hợp dây rốn bị thắt nút lại, nếu Nếu kèm theo quấn cổ thì rất nguy hiểm.
Hoặc 3 tháng cuối thai kỳ, khi em bé quay đầu xuống dưới, dây rốn có tính chất mềm trơn nên cũng dễ bị quấn vào thai nhi. Nếu dây rốn quấn vào thân thì có thể tự tháo được nhưng khi quấn vào cổ sẽ không thể tự tháo được mà càng bị quấn chặt hơn.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này là do mẹ vận động, lao động quá sức. Điều này đã được khoa học chứng minh, do thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống nhiều hơn làm dây rốn rất dễ cuộn quanh người và quấn vào cổ.
Do đó, trong thai kỳ hãy chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tránh hoạt động mạnh. Nguyên nhân khác là mẹ mang thai bị đa ối hay dư ối cũng gây nên tình trạng dây rốn quấn cổ ở trẻ.
=>> Tìm hiểu thêm bài viết: Bà bầu có nên tập thể dục trong 3 tháng đầu mang thai hay không?
Phần lớn hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ thường không có những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Nếu bạn quá lo lắng cho em bé thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ sản khoa để nhận được những lời tư vấn hữu ích. Bình thường, hiện tượng này có thể khiến bé và mẹ bầu gặp phải các sự cố sau:
Quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi em bé sẽ bị cản trở. Thai nho có thể có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Khi chuyển dạ, hiện tượng dây rốn quấn cổ có thể khiến em bé bị treo trên cao, khó đi qua cổ tử cung để ra ngoài.
Nếu được xử lý kịp thời thì hiện tượng này không gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn chặt thì trẻ có thể bị thiếu oxy. Do đó, đối với những trường hợp này, sau khi sinh nếu thấy trẻ có dấu hiệu co giật, chân tay run thì cần đưa đi khám ngay.
Một vài biện pháp có thể giúp mẹ bầu khắc phục và phòng ngừa khỏi tình trạng dây quấn quanh cổ của thai nhi để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi khi còn trong bụng mẹ.
- Nằm nghiêng bên trái: Nằm về hướng này sẽ giúp lượng máu lưu thông đều đặn tới thai nhi và tử cung. Bạn có thể kê thêm 2 chiếc gối dưới đùi để có tư thế nằm thoải mái.
- Chú ý sinh hoạt: Nên hoạt động nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hay tập thể dục cường độ cao.
- Cân nhắc mổ lấy thai: Nếu thăm khám thấy tim thai bất thường thì có thể em bé bị thiếu oxy thì mẹ bầu cần cân nhắc mổ lấy thai.
Trên đây là những chia sẻ về hiện tượng dây rốn quanh cổ. Để được tư vấn và có phương pháp điều trị kịp thời hãy tới bác sĩ thăm khám định kỳ.