Không phải trẻ nào cũng có IQ (chỉ số thông minh) như nhau. Cha mẹ cần phát hiện ra các tiềm năng của con càng sớm càng tốt, để tạo điều kiện cho bé phát triển tốt nhất.
Thực tế, dạy con thành tài không quá khó, nhưng việc phát hiện kịp thời những khả năng ấy mới thực sự là điều quan trọng nhất.
1. Dạy con thành tài phải bắt đầu từ khi còn nhỏ
Khả năng tư duy của trẻ sẽ bộc lộ rõ ngay từ những năm đầu đời, khi các bé chưa chịu ảnh hưởng của quá trình học tập, rèn luyện. Sự khác biệt có thể nhận thấy rõ ràng khi so sánh tốc độ tư duy, khả năng phản ứng giữa nhiều trẻ. Trẻ thông minh hơn sẽ có cách xử lí tình huống khéo léo, tinh tế, nhiều ý tưởng hơn so với bạn bè đồng trang lứa.
Dạy con thành tài phải bắt đầu từ khi còn nhỏ (Ảnh: Internet)
Vì vậy, cha mẹ cần nhìn thẳng vào thực tế để phát hiện ra các tiềm năng của con ngay từ khi còn nhỏ, nhưng cũng cần tránh nhầm lẫn giữa sự thông minh và khôn ngoan. Nếu con chưa có sự thể hiện đặc biệt, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng, rất có thể là trẻ chưa tìm được lĩnh vực sở trường của mình thôi!
Khoa học đã tìm ra nhiều cách để đo được chỉ số IQ, EQ,... của trẻ. Các bài kiểm tra này có khả năng chỉ ra một cách tương đối khả năng của trẻ. Tuy nhiên, nó được xây dựng trong một khuôn khổ nhất định và cũng có giới hạn riêng.
Có nhiều loại bài kiểm tra giúp phát hiện thiên tài (Ảnh: Internet)
Nhiều bài kiểm tra không có nhiều câu hỏi ở lĩnh vực mà trẻ giỏi nhất, nhưng cũng hỗ trợ quá trình phát hiện khả năng và dạy con thành tài.
Trong trường học, nhiều người thường đánh đồng điểm số với trí thông minh của trẻ. Tuy nhiên, điều này có vẻ không thực sự chính xác. Bởi để đạt được điểm cao, ngoài trí thông minh trẻ cũng cần phải chăm chỉ và điểm số cũng bị chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài.
Nuôi con thành thiên tài không đồng nghĩa ép con phải có điểm tốt (Ảnh: Internet)
Hơn nữa, việc dạy học và kiểm tra thường được lên kế hoạch ở mức độ đại trà, do đó không làm nổi bật được sự khác biệt của những trẻ có dấu hiệu thiên tài. Ngoài ra, trẻ thông minh thường có tốc độ tư duy rất nhanh, dẫn đến việc viết nguệch ngoạc, trình bày ngắn gọn,... khiến bài làm bị trừ điểm.
Do đó, việc phát hiện và dạy con thành tài không thể căn cứ hoàn toàn vào điểm số trên lớp.
Khi khả năng và trí tuệ của trẻ có dấu hiệu vượt trước bạn bè đồng trang lứa, cha mẹ và thầy cô có thể xem xét việc cho con học nhảy lớp. Trường hợp này không phổ biến ở Việt Nam nhưng cũng rất cần thiết trong quá trình dạy con thành tài đối với trẻ có khả năng đặc biệt.
Việc này giúp tiết kiệm thời gian, con có thêm động lực để cố gắng, phát huy được tối đa khả năng của mình.
Trẻ thiên tài có thể học nhảy lớp (Ảnh: Internet)
Khi so sánh hai nhóm học sinh rất giỏi, một nhóm không nhảy lớp với một nhóm khác có nhảy lớp, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhóm học nhảy lớp có khả năng giành được số bằng phát minh và sáng chế nhiều hơn 60% so với nhóm không nhảy lớp.
Tóm lại, việc dạy con thành tài là một quá trình dài, đòi hỏi ở gia đình và thầy cô sự quan tâm sát sao tới các khả năng đặc biệt của trẻ. Tuy nhiên, tỉ lệ trẻ là thiên tài cũng rất ít, vì vậy cha mẹ không nên quá đặt nặng vấn đề này để dồn áp lực không đáng có lên bé.
Theo Tạp chí Sống Khỏe