Những lời khuyên của cha mẹ dành cho con bao giờ cũng vì mục đích là muốn dạy con đúng cách, muốn tốt cho con. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân mà những lời khuyên ấy lại không có tác dụng, thậm chí tạo nên tâm lý chống đối và những tư tưởng lệch lạc của trẻ sau này.
Tư tưởng cạnh tranh này khá phổ biến ở các bậc cha mẹ có con đang ở độ tuổi đi học. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng có khả năng như nhau, vì vậy đặt ra những yêu cầu mang tính ganh đua rất dễ ảnh hưởng tới tâm lý và sự phát triển nhân cách của trẻ.
Lời khuyên của cha mẹ nên là "Hãy làm hết sức mình và không bỏ cuộc" (Ảnh: Internet)
Trước tiên, sự ganh đua sẽ khiến trẻ luôn trong tình trạng căng thẳng, không thể nghỉ ngơi và tìm mọi cách để vượt lên trên người khác, dẫn đến tính hiếu thắng, không biết nhường nhịn. Nếu không đạt được kỳ vọng của cha mẹ, trẻ sẽ dễ rơi vào trạng thái chán nản, xấu hổ và mệt mỏi.
Do đó, thay vì khuyên con phải giành được vị trí số 1, hãy dạy con đúng cách bằng việc khuyên trẻ làm hết sức mình và không được bỏ cuộc.
Đọc thêm:
- Cách cho trẻ ăn dặm sai lầm mà các mẹ hay mắc phải
- Xây dựng bài tập cho trẻ tự kỷ như thế nào?
Một số cha mẹ thay con xây dựng một thời gian biểu dày đặc, kín mít kể cả giờ nghỉ và nghĩ rằng như vậy là tốt cho trẻ. Tuy nhiên việc này khiến trẻ luôn bận rộn với những lịch trình, công việc đem đến cảm giác "không phải việc của mình".
Nên để trẻ tự sắp xếp thời gian biểu của mình (Ảnh: Internet)
Vì vậy, hãy để trẻ được tự lựa chọn hoạt động trong ngày của mình, việc trẻ làm gì trong giờ nghỉ, đọc sách hay chơi bóng đều tốt cả. Do đó, cha mẹ chỉ nên là người hướng dẫn con sắp xếp mọi việc một cách khoa học, không nên áp đặt trẻ quá mức.
Đây là lời khuyên của cha mẹ khi muốn con nỗ lực hết mình để có được một tương lai tươi sáng. Nhưng điều này vô tình làm trẻ mải mê mơ mộng về tương lai mà quên đi hiện tại, muốn "đốt cháy giai đoạn". Từ đó làm mất đi sự hồn nhiên và những kỉ niệm đẹp đáng có của tuổi thơ.
Ngoài ra việc này có thể khiến trẻ luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi vì những áp lực nặng nề khi nghĩ tới tương lai.
Cùng còn đi từng bước nhỏ để đạt được thành công lớn (Ảnh: Internet)
Việc đề ra những mục tiêu là cần thiết, nhưng cha mẹ chỉ nên đưa ra những mục tiêu ngắn, để giúp con từng bước đạt được ước mơ. Bên cạnh đó, việc khích lệ con làm hết khả năng của mình ở hiện tại mới là điều quan trọng nhất.
4. Xem nhẹ những căng thẳng trong cuộc sống của trẻ
Không ít người thường phớt lờ, chủ quan trước những dấu hiệu căng thẳng của trẻ. Đây không phải là phương pháp dạy con đúng cách. Những lời khuyên của cha mẹ đưa ra lúc này thường là "Không đáng lo đâu" hoặc "Ai cũng vậy". Tuy nhiên, nếu không tìm hiểu kỹ nguyên nhân và giúp con thoát ra khỏi những căng thẳng ấy, nó có thể bào mòn tâm hồn trẻ và thậm chí không ít trường hợp trẻ tự tử vì stress đã xảy ra.
Vì vậy, lời khuyên của cha mẹ khi trẻ gặp căng thẳng nên giúp trẻ bình tâm lại, và tìm cách giúp con quên đi những âu lo, áp lực ấy.
Trong những năm đầu đời, nhiều trẻ đã có thể bộc lộ những sở trường và khả năng đặc biệt của mình. Vì vậy cha mẹ sẽ tập trung phát triển những khả năng này của con. Điều này là tốt, nhưng đôi chi lời khuyên của cha mẹ lại mang tính "đóng khung", quên mất con cũng cần phải hoàn thiện bản thân ở những lĩnh vực khác.
"Chỉ làm những thứ thực sự giỏi" là lời khuyên để dạy con đúng cách (Ảnh: Internet)
Vì vậy, đừng quên hướng dẫn con phát triển bản thân một cách toàn diện nhất để có điều kiện khám phá, làm mới mình và bứt phá trong tương lai.
Mạnh mẽ để vượt qua khó khăn là điều mà trẻ rất cần. Tuy nhiên khi mọi chuyện diễn ra không đúng mong đợi, trẻ chắc chắn sẽ thất vọng. Những lúc như vậy, nếu lời khuyên của cha mẹ để dạy con đúng cách không thể là: "Con không được mềm yếu, phải đứng dậy chiến đấu tiếp" bởi lẽ có thể khiến con trở nên nghiêm khắc với chính mình.
Thay vào đó, hãy để con được nghỉ ngơi, được là chính mình, miễn sao sau mỗi lần vấp ngã, con có thể tự đứng lên và sửa sai.
Theo Helino