Đau bụng, ợ chua có phải triệu chứng đau dạ dày? (Ảnh: Internet)
Đầy bụng, ợ chua cũng là các triệu chứng đau dạ dày phổ biến. Các triệu chứng này cùng biểu hiện buồn nôn, nôn, nóng rát, cồn cào vùng thượng vị, nhất là lúc quá đói hoặc quá no cho thấy việc tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề. Bên cạnh đó, triệu chứng này cũng là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề khác liên quan tới quá trình tiêu hóa ở mật, gan,…
Nguyên nhân của đầy bụng xuất phát từ việc chức năng dạ dày hoạt động không hiệu quả. Ợ chua vì lượng axit trong dịch vị dạ dày thừa dẫn tới tình trạng trào ngược và có thể biến chứng viêm họng nếu kéo dài.
Thực phẩm cũng là một nguyên nhân làm xuất hiện các triệu chứng trên. Các thực phẩm có tính kích thích niêm mạc dạ dày như trái cây chua, trà đặc, tiêu ớt, cà phê, bia rượu,… khiến bệnh đau dạ dày nặng thêm và tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó còn vi khuẩn Helicobacter pylori cũng âm thầm tấn công dạ dày – tá tràng mọi lúc.
Hai triệu chứng trên thường tái phát theo chu kỳ nhất định, nhất là khi thời tiết trở lạnh, tâm lý căng thẳng hay tình trạng no đói thất thường.
Đau dạ dày có nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó có đau bụng, ợ chua (Ảnh: Internet)
Có nhiều cách dựa vào biểu hiện bên ngoài để kiểm tra xem triệu chứng đau bụng, ợ chua của bạn có phải là triệu chứng đau dạ dày hay không. Tuy nhiên, để chắc chắn nhất, ngay khi thấy có các dấu hiệu, bạn cần tới các trung tâm y tế để kiểm tra chính xác.
Phương pháp được dùng nhiều nhất chính là nội soi dạ dày. Khi sử dụng phương pháp này, một ống soi mềm sẽ được luồn vào dạ dày thông qua thực quản. Ống soi sẽ cung cấp các hình ảnh trực quan để bác sĩ kiểm tra tình hình bệnh nhân.
Một số xét nghiệm cũng được sử dụng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở,… Ổ bụng bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu siêu âm để tìm ra bộ phận tiêu hóa đang gặp vấn đề. Chú ý, trước khi tiến hành các phương thức này, bệnh nhân cần nhịn ăn để có kết quả chính xác nhất.
Đau bụng, ợ chua do đau dạ dày điều trị như thế nào? (Ảnh: Internet)
Mục đích của các phương pháp kiểm tra trên đều nhằm một mục đích: xác định mức độ tổn thương và tìm kiếm nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, xác nhận mối liên kết với vi khuẩn HP cũng được bác sĩ quan tâm bởi đây là loại vi khuẩn vô cùng nguy hiểm. Chúng có thể khiến bệnh dạ dày tái phát, dẫn tới biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày.
Phác đồ điều trị triệu chứng đau dạ dày thông thường nhất gồm thuốc giảm tiết axit dạ dày, thuốc kháng sinh và thuốc diệt vi khuẩn HP. Tùy vào các trường hợp riêng, đơn thuốc sẽ được bổ sung thêm thuốc giảm đau và các loại thuốc giảm trừ nguyên nhân khác.
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần chú ý không nên lạm dụng hoặc dùng thuốc theo ý mình. Điều này sẽ khiến bệnh tình ngày càng nguy hiểm hơn. Vậy nên, bạn hãy cân nhắc và trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng thuốc. Khi đã sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị đã đề ra.