Đau xương cụt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị?

Đau xương cụt: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị?
Tôi bị đau mỏi vùng lưng và lan xuống xương cụt. Khi nằm ngủ ở tư thế ngửa sẽ thấy đau. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

1. Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì?

Hỏi: Trong mấy ngày gần đây, tôi bị đau mỏi vùng lưng sau đó lan xuống xương cụt. Khi ngủ nằm ở tư thế ngửa thì thấy rất đau và khó chịu nên tôi phải nằm lật. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, đây là dấu hiệu của bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và cách điều trị bệnh thế nào thì hiệu quả?

Bác sĩ trả lời:

Chào bạn, về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Xương cụt là phần xươnng cuối cùng của cột sống, được cấu tạo bởi 5 đốt sống tạo thành hình tam giác và nối với xương hông. Bị đau xương cụt có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn  đã mắc phải một trong những bệnh như thoái hóa đốt sống, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đĩa đệm, viêm khớp, gai đốt sống, viêm khớp dạng thấp.

Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì? - Ảnh 1.

Bị đau xương cụt có thể là dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống (Ảnh: internet)

Nếu là phụ nữ thì đau xương cụt còn là biểu hiện của các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm cơ quan sinh dục, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung hoặc là có khối u ở khoang chậu, bệnh về hệ tiết niệu, sử dụng vòng tránh thai không phù hợp, chu kỳ kinh nguyệt, khoang chậu bị sung huyết, tử cung xuất huyết...

Tuy nhiên đây chỉ là chẩn đoán của chúng tôi, tốt nhất để biết chính xác mình bị bệnh gì bạn hãy đến những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và có kết luận cuối cùng.

2. Nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị

2.1. Nguyên nhân gây đau xương cụt là gì?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng đau xương khớp, tuy nhiên nguyên nhân chính được xác định là do ngồi quá lâu gây đè ép xương cụt có thể kể đến như:

- Đau xương cụt khi ngồi xe máy

- Đau xương cụt sau sinh

- Đau xương cụt khi mang thai

Ngoài ra khi xảy ra va đạp gây chấn thương xương cụt cũng có thể gây nên hiện tượng này, nếu nhẹ thì chỉ gây đau nhức và có thể khỏi hoàn toàn sau khi người bệnh nghỉ ngơi một vài ngày.

Bên cạnh đó đau xương cụt còn có thể là do nguyên nhân bệnh lý. Tức là người bệnh đã mắc phải một số bệnh như bệnh xương khớp, bệnh hệ tiết niệu, bệnh phụ khoa... Trong trường hợp này nếu không được chữa trị kịp thời có  thể gây nên những biến chứng và ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì? - Ảnh 2.

Xương cụt là gì? Ngồi lâu, ngồi sai tư thế là nguyên nhân gây đau xương cụt (Ảnh: internet)

2.2. Cách điều trị đau xương cụt

Hiện có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị đau xương cụt, đó có thể là những phương pháp dân gian như chườm nóng hoặc xoa bóp, bấm huyệt chữa đau xương cụt hoặc kết hợp việc điều trị vật lý trị liệu và dùng thuốc điều trị đau xương cụt. Tùy vào từng trường hợp và thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể, phù hợp.

3. Đau xương cụt khám ở đâu?

Để có thể điều trị đau xương cụt hiệu quả tốt nhất bạn nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa Cơ Xương Khớp để khám và điều trị.

- Điều trị đau xương cụt tại các bệnh viện công: Đối với các bệnh viện công bạn có thể đến như: Bệnh Viện Việt Đức, Bệnh Viện Bạch Mai, Bệnh Viện E... Đây đều là những bệnh viện lớn, uy tín và trang bị đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, cùng với đó là đội ngũ bác sĩ nhiều kinh nghiệm.

- Điều trị đau xương cụt tại các phòng khám tư chuyên về cơ xương khớp: Các phòng khám tư chuyên về cơ xương khớp có thể kể đến như: Bệnh viện Thu Cúc, Bệnh viện Vinmec, Phòng khám Vietlife, Bệnh viện Bảo Sơn... Đây đều là những bệnh viện được đầu tư các trang thiết bị hiện đại không thua kém gì so với các bệnh viện công, thậm trí có phần hơn, đồng thời bạn cũng không phải mất quá nhiều thời gian khi thăm khám ở những bệnh viện tư, đội ngũ bác sĩ ở những bệnh viện tư này cũng đều có nhiều năm kinh nghiệm, từng làm ở những bệnh viện lớn.

4. Hình ảnh xương cụt

Đau xương cụt là dấu hiệu của bệnh gì?

Xương cụt là gì? Xương cụt nằm ở đâu? - Hình ảnh xương cụt (Ảnh: Internet)

Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe của mình nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường gây đau xương cụt, bạn hãy đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, kiểm tra và có hướng can thiệp kịp thời tránh gây nên những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Chúc bạn mau khỏe.

Tổng hợp

Tác giả: Đỗ Hoa