Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do đâu? Có nguy hiểm không?

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do đâu? Có nguy hiểm không?
Các dấu hiệu bất thường ở bé đều khiến mẹ lo lắng. Vậy đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau có nguy hiểm không?

Vốn dĩ, cơ thể trẻ non nớt và cần được phụ huynh quan sát kỹ để chăm sóc trẻ một cách tốt nhất, kỹ lưỡng nhất giúp bé phát triển một cách toàn diện.

Thực tế, tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau là một trong những bất thường mà nhiều cha mẹ không hiểu rõ nguyên nhân.

1. Thóp ở trẻ sơ sinh là gì?

Thóp ở trẻ sơ sinh hay còn được biết đến là ở trẻ sơ sinh có xuất hiện 2 điểm mềm trên đầu và được gọi là thóp. Thóp ở trẻ thường có thể khác nhau một chút về kích thước.

- Thóp sau thường nhỏ hơn 0,6 cm và có hình tam giác.

- Thóp trước có kích thước lớn hơn khoảng 2,5 cm. Thóp trên nằm ở vị trí trên đỉnh đầu và có hình kim cương hoặc hình cánh diều.

Mẹ trong quá trình chăm sóc cần chú ý, nếu như kích thước thóp của trẻ nhỏ hoặc lớn hơn so với kích thước trung bình thì em bé cần được khám và kiểm tra kịp thời.

Trong khi đó, thóp có vai trò giúp cho em bé dễ dàng chào đời hơn. Cụ thể được biết, khi em bé chào đời, vùng cương đầu của em bé mềm và được kết nối bởi các mô. Lúc này, bé chui ra từ ngã âm đạo của mẹ thì thóp sẽ cho phép hộp sọ của bé linh hoạt, ép sát với nhau và đồng thời đây là biện pháp giúp bé chui ra dễ dàng hơn.

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do đâu? Có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Thóp là điểm mềm nhưng lại được bảo vệ bởi một lớp màng rất dày nên khi các xương được nối lại với nhau - Ảnh Internet

Không chỉ vậy, thóp ở đầu của bé còn có vai trò trong việc tạo không gian cho em bé phát triển giống như ở người trưởng thành.

Được biết, thóp là điểm mềm nhưng lại được bảo vệ bởi một lớp màng rất dày nên khi các xương được nối lại với nhau. Vì vậy, đối với các va chạm nhẹ như đội mũ hay gội đầu cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến thóp.

Có thể mẹ chưa hiểu rõ về quá trình phát triển của thóp em bé. Thực tế, thóp sẽ được kéo căng ra trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng đầu tiên. Sau đó, thóp sẽ bắt đầu liền lại. Vì vậy, thóp sau nhỏ nên sẽ được liền truóc và thóp sau sẽ liền sau khi em bé được từ 2 đến 4 tháng tuổi. Đối với thóp trước, thời gian để liền cần từ 18 đến 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp bé liền thóp trước sớm chỉ từ 9 đến 12 tháng tuổi.

Cho đến khi liền, thóp của em bé sẽ luôn có dạng bẹp, tuy nhiên không lõm và cũng không phồng ra.

2. Nhận biết điểm mềm của bé bình thường

Nhận biết điểm mềm trên đầu bé hay còn gọi là thóp bình thường và có vấn đề để phụ huynh kịp thời kiểm tra cho con mình.

- Đối với điểm mềm bị trũng sâu, khi mẹ có thể nhìn thấy rõ thì điều này cảnh báo cho mẹ biết rằng sức khoẻ của em bé có thể đang gặp vấn đề.

Trong khi mỗi điểm mềm đều có kết cấu khá chắc chắn với các đường cong có xu hướng hơi lõm vào trong một chút. Vì vậy, khi điểm mềm này bị trũng sâu và nhìn rõ thì sức khoẻ của bé đang ảnh hưởng, cha mẹ cần chú ý để theo dõi và đưa bé tới bệnh viện chuyên khoa để kịp thời kiểm tra và điều trị.

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do đâu? Có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Đối với điểm mềm bị trũng sâu, khi mẹ có thể nhìn thấy rõ thì điều này cảnh báo cho mẹ biết rằng sức khoẻ của em bé có thể đang gặp vấn đề - Ảnh Internet

3. Các nguyên nhân khiến đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau

Cụ thể sẽ có một vài nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đầu trẻ sơ sinh bị lõm ở phía sau như sau:

- Trẻ bị mất nước:

Trẻ sơ sinh mất nước là tình trạng lượng nước trong cơ thể bé bị thiếu hụt nhiều hơn so với lượng nước đang được nạp vào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do bé ra nhiều mồ hôi. Lúc này, phụ huynh cần nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để kịp thời kiểm tra sức khoẻ bé.

Mùa hè đến, thời điểm trẻ càng dễ bị mất nước hơn. Phụ huynh có con nhỏ có thể tìm hiểu thêm kiến thức qua bài viết: Phòng tránh mất nước cho trẻ khi phải đi học trong hè.

- Khi bé bị suy dinh dưỡng:

Suy dinh dưỡng ở trẻ xảy ra khi cơ thể trẻ bị thiếu protein.

Đọc thêm: Suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ là gì? Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi.

- Bé chậm phát triển:

Dễ dàng quan sát bé nhà bạn có đang gặp phải tình trạng chậm phát triển hay không qua các chỉ số bên ngoài như: số đo chiều cao, cân nặng hoặc các chỉ số phát triển khác của trẻ ở dưới mức bình thường.

- Trẻ mắc bệnh viêm ruột:

Viêm ruột ở trẻ là tình trạng nguy hiểm. Khi phát hiện ra bệnh, mẹ cần nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để khám và nhận điều trị kịp thời.

- Tiểu đường insipidus ở em bé:

Đây được biết là bệnh tiểu đường ở dạng đặc biệt, bệnh khiến thận không thể giữ được nước. Phát hiện ra bé đang gặp vấn đề này, mẹ nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.

4. Hướng dẫn điều trị lõm phía sau cho bé sơ sinh

Đối với bé, quá trình điều trị trẻ bị lõm ở phía sau vô cùng quan trọng được diễn ra như sau:

- Nếu bé bị lõm phía sau do mất nước:

Mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để em bé được truyền dịch qua miệng hoặc tĩnh mạch. Đây là cách điều trị hiệu quả, giúp cho bé được cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể. Khi đó, nếu cơ thể bé được cung cấp đủ chất lỏng cần thiết, tình trạng lõm phía sau đầu của bé cũng cải thiện đáng kể.

- Lõm phía sau đầu bé sơ sinh do suy dinh dưỡng:

Khi vấn đề dinh dưỡng khiến trẻ bị lõm ở phía sau đầu, mẹ nhanh chóng điều chỉnh chế độ ăn của bé theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhi để chăm sóc sức khoẻ bé nhanh hồi phục nhất giúp tình trạng lõm đầu được cải thiện sớm.

Đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau do đâu? Có nguy hiểm không? - Ảnh 4.

Việc đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau mẹ có thể kiểm soát và phòng ngừa cho bé - Ảnh Internet

5. Phòng ngừa lõm đầu ở trẻ sơ sinh bằng cách nào?

Muốn tránh cho trẻ bị lõm phía sau. Biện pháp đem lại hiệu quả tốt nhất là mẹ cần ngăn chặn các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Cụ thể như sau:

- Cần cho bé bú đầy đủ và uống đủ nước khi bé có thể uống thêm nước giúp giảm thiểu tình trạng lõm đầu ở bé.

- Nên bổ sung canxi cho bé theo định kỳ. Mẹ cần biết: Nguyên tắc bổ sung canxi an toàn, khoa học và hiệu quả.

- Phụ huynh cần thường xuyên đưa con mình tới các cơ sở y tế để khám và kiểm tra sức khoẻ của bé.

- Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng mẹ phù hợp nhằm tăng chất lượng sữa cho em bé.

- Ngoài ra, mẹ cho con bú cần lưu ý, luôn ăn chín, uống sôi. Thực hiện giữ vệ sinh các loại dụng cụ ăn uống. Đây là biện pháp giúp ích khiến em bé tránh bị tiêu chảy. Bởi vì, tiêu chảy được biết là một trong những nguyên nhân chính khiến cho trẻ sơ sinh bị mất nước và mất nước lại là nguyên nhân khiến bé bị lõm đầu phía sau.

Thực chất, việc đầu trẻ sơ sinh bị lõm phía sau ở các mức độ nhẹ được biết là phổ biến. Tuy nhiên, cần chú ý rằng khi niểm mềm này bị trũng sâu. Vùng thóp trũng sâu khiến phụ huynh nhìn thấy rõ thì cha mẹ tuyệt đối không chủ quan mà nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để thăm khám kịp thời.


Tác giả: Nguyễn Hiền