Đau thượng vị dạ dày là hiện tượng cơn đau xuất hiện trên vùng rốn và dưới mũi xương ức. Vùng thượng vị (còn được gọi là bụng trên) được xác định là khu vực nằm trên rốn và dưới mũi xương ức. Đây là nơi tập trung nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể như tuyến mật, tuyến tụy, ruột thừa, dạ dày...
Đau thượng vị dạ dày là đau vùng bụng trên rốn và dưới mũi xương ức (Ảnh: Internet)
Đau thượng vị dạ dày có nhiều mức độ khác nhau. Nếu cơn đau râm ran xảy ra sau khi ăn các món ăn có tính kích ứng như đồ cay nóng thì người bệnh không cần phải quá lo lắng. Loại đau thượng vị dạ dày không phải biểu hiện của bệnh lý có thể là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học, bao gồm:
Rối loạn tiêu hóa là một trong những nguyên nhân gây ra đau thượng vị dạ dày. Đó là khi người bệnh nạp vào cơ thể quá nhiều đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn lên men, đồ ăn cay nóng, thực phẩm khó tiêu…
Rối loạn tiêu hóa gây ra đau thượng vị dạ dày (Ảnh: Internet)
Bên cạnh đó, rối loạn tiêu hóa cũng rất có thể là biểu hiện của bệnh đường tiêu hóa. Do vậy, nếu cơn đau thượng vị dạ dày dai dẳng và kéo dài, bạn cần đi khám để được chấn đoán và điều trị bệnh.
Một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày còn là do cơ thể không dung nạp được lactose có trong các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua.
Vì vậy, những người thiếu hụt enzym lactase phân giải đường lactose khi dùng các sản phẩm từ sữa sẽ gặp phải tình trạng đau thượng vị dạ dày.
Đau thượng vị dạ dày do cơ thể không dung nạp được lactose trong phô mai, sữa chua (Ảnh: Internet)
Việc lạm dụng các loại thuốc giảm viêm, giảm đau hoặc dùng thuốc điều trị bệnh trong thời gian dài đều có thể gây đau rát vùng thượng vị.
Ngộ độc thực phẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau tức vùng thượng vị. Cơn đau do ngộ độc gây nên thường dữ dội và chỉ thuyên giảm khi người bệnh nôn được chất độc trong cơ thể ra ngoài.
Ngộ độc thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến bạn bị đau thượng vị dạ dày (Ảnh: Internet)
Một số trường hợp giun chui ống mật cũng có thể gây đau vùng thượng vị dạ dày. Cơn đau thường dữ dội, khiến người bệnh phải nằm chổng mông lên, người vã mồ hôi.
Đau thượng vị dạ dày do giun sán "hoành hành" (Ảnh: Internet)
Đau thượng vị dạ dày ngoài các nguyên nhân không phải do bệnh lý thì còn có khả năng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm.
Thượng vị là khu vực tập trung nhiều cơ quan tiêu hóa như gan, tụy, mật… nên cùng một vị trí đau nhưng lại là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Chính vì vậy, việc xác định nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày thường khó khăn và phải kết hợp với một số triệu chứng đi kèm mới xác định chính xác được bệnh.
Những người mắc một số bệnh lý như viêm dạ dày, loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản và thậm chí là ung thư dạ dày đều có thể gây ra đau rát vùng thượng vị.
Đau thượng vị dạ dày là triệu chứng điển hình của bệnh lý về dạ dày (Ảnh: Internet)
Cơn đau do bệnh dạ dày gây ra có tính chu kì, thường xuất hiện khi đói hoặc khi vừa ăn no đi kèm các triệu chứng là buồn nôn, nôn, ợ chua, ợ nóng, chán ăn, sụt cân không kiểm soát, trường hợp nặng có thể đi ngoài kèm với máu, nôn ra máu…
Đau thượng vị dạ dày cũng có thể là biểu hiện của các bệnh về gan, mật như sỏi đường mật, sỏi túi mật, áp xe gan, viêm gan…
Đau thượng vị dạ dày là biểu hiện của bệnh về gan, mật (Ảnh: Internet)
Cơn đau sẽ thường xuất hiện râm ran ở vùng thượng vị và lan rộng sang vùng bụng phải, kèm theo một số triệu chứng như vàng da tay, chân, chướng bụng, khó tiêu, ăn không ngon, mệt mỏi, sốt cao, đi ngoài thấy phân có màu đất sét…
Nếu bạn có các cơn đau vùng thượng vị dạ dày đi kèm với triệu chứng sốt vừa hoặc sốt cao, chướng bụng, chán ăn, nhịp tim nhanh, cảm thấy nôn nao và buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt thì rất có thể là bạn đang bị viêm tụy cấp.
Đau thượng vị dạ dày là biểu hiện của bệnh về tụy (Ảnh: Internet)
Bệnh viêm đại tràng cấp tính hoặc mãn tính đều có thể gây ra hiện tượng đau vùng thượng vị kèm theo cảm giác đầy hơi, chướng bụng, đi đại tiện nhiều.
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin về hiện tượng đau thượng vị dạ dày, những biểu hiện đau thượng vị là tình trạng bệnh lý. Khi có triệu chứng đau thượng vị một cách bất thường hoặc kéo dài, bạn hãy nhanh chóng tới bệnh viện khám để được chẩn đoán bệnh.