Tiến sĩ Jen Tan, một chuyên gia về Hệ thống miễn dịch cho biết, để giảm bớt các cơn đau nhức đầu khi bị cảm cúm thì bạn cần nắm được nguyên nhân và sẽ có các biện pháp khắc phục tại nhà tương ứng.
Đau nhức đầu khi bị cảm cúm thường xảy ra kết hợp cùng với các biểu hiện khác như hắt hơi, sốt hay đau mỏi cơ thể. Bạn có thể tìm hiểu thêm về cách giảm bớt các cơn đau nhức cơ thể khi bị cảm cúm TẠI ĐÂY.
Đau nhức đầu khi bị cảm cúm có thể khiến bạn khó tập trung hơn. TS. Jen Tan cho biết, bạn không nên để cơn đau nhức đầu kéo dài hơn một vài ngày.
Virus gây cảm cúm thường không thể phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao. Do vậy mà nó khiến thân nhiệt của bạn trở nên cao hơn từ đó gây ra những cơn sốt. Khi mạch máu giãn nở ra, những áp lực lên não cũng vì thế mà tăng lên.
Nói cách khác, lúc này bạn sẽ có cảm giác bị nặng nề và đau nhức rất khó chịu. Ngoài ra, thì cơn nhức đầu cũng có thể trở nên tồi tệ hơn do các cơn đau nhức xoang. Cụ thể, khi bạn bị cảm cúm, màng lót nơi luôn tiết ra các chất nhầy trong xoang mũi có thể bị viêm nhiễm. Điều này cũng khiến cho khu vực xung quanh mặt và mắt của bạn bị tăng áp lực dẫn tới đau nhức hơn. Lúc này cơn đau nhức đầu khi bị cảm cúm cũng trở nên tồi tệ hơn.
Các biện pháp hỗ trợ tại nhà
Những biện pháp hỗ trợ làm giảm đau nhức đầu khi bị cảm cúm tại nhà với mục đích giúp bạn thoải mái hơn và thư giãn hơn, giảm đi áp lực bên trong đầ đồng thời thông xoang mũi giúp giảm đau hiệu quả.
- Đắp khăn ấm
Một số người cho biết, việc đắp khăn ấp lên các vùng xoang trên mặt để làm loãng đi các chất lỏng bị tích tụ cũng giúp giảm đau nhức tốt. Cơ chế của biện pháp này là dùng nhiệt để thông và giảm tắc nghẽn bên trong xoang mũi, từ đó giảm bớt áp lực lên mắt và khu vực xung quanh.
- Xông tinh dầu
Xông hơi, xông tinh dầu bạc hà cũng là một liệu pháp có thể dễ dàng thực hiện để giảm đau nhức đầu khi bị cảm cúm. Tuy nhiên, hãy cẩn thận vì bạn có thể bị bỏng.
- Đắp vải mát lên trán, thái dương
Đắp một miếng vải mát lên khu vực trán và thái dương là một giải pháp giúp giảm đi sự giãn nở của mạch máu ở đâu, từ đó giảm áp lực và các cơn đau nhức do sự giãn nở mạch máu gây ra.
- Chọn không gian yên tĩnh và thư giãn
Bạn cũng có thể cảm thấy dễ chịu hơn khi nghỉ ngơi trong một không gian yên tĩnh, ánh đèn dịu nhẹ, không quá chói. Tuy nhiên, việc nằm thẳng có thể khiến tình trạng nghẹt mũi khi bị cảm cúm trầm trọng hơn. Do vậy bạn có thể nằm nghiên một chút.
>> Cách giúp giảm nghẹt mũi khi bị cảm cúm
Dùng thuốc
Nhìn chung thì những cơn nhức đầu kéo dài không rõ nguyên nhân hoặc kèm theo hiện tượng chóng mặt, buồn nôn, mất dần ý thức nên được thăm khám tại cơ sở y tế bởi bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt nếu những cơn đau này cho bạn cảm giác "đau như búa bổ"!
Sau khi loại trừ bất kỳ nguyên nhân cơ bản nào gây đau đầu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc chống virus, Oseltamivir hoặc Zanamivir, trong những trường hợp nặng của bệnh cúm hoặc ở những bệnh nhân dễ bị tổn thương, chẳng hạn như người cao tuổi.
Thông thường hơn, có một số loại thuốc chữa cảm cúm không kê đơn, thường chứa paracetemol hoặc aspirin được chỉ định dùng để hạ sốt. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua bất kì loại thuốc nào để giảm đau nhức đầu khi bị cảm cúm nếu như không có sự tư vấn của bác sĩ.
Lưu ý với cơn nhức đầu sau khi khỏi cảm cúm
Thông thường, mọi người hồi phục hoàn toàn khỏi bệnh cúm sau một hoặc hai tuần với việc nghỉ ngơi và dùng thuốc. Tuy nhiên, các triệu chứng kéo dài, chẳng hạn như đau đầu, có thể cho thấy các biến chứng nghiêm trọng có thể cần được chăm sóc cấp cứu.
Nếu tình trạng đau đầu kèm theo sốt kéo dài, điều này có thể là do nhiễm trùng xoang. Cơn đau do nhiễm trùng xoang thường khu trú ở một hoặc nhiều vùng xoang quanh mắt và trán.
Nguồn dịch:
1. https://www.avogel.co.uk/health/immune-system/flu/symptoms/headaches/
2. https://headaches.org/2018/02/26/flu-headache-telling/