Đau ngực trái là triệu chứng bệnh lý thường gặp. Khi nhắc đến đau ngực trái người ta thường nghĩ tới ngay các vấn đề tim mạch. Tuy nhiên, trên thực tế, đau ngực trái không chỉ là bệnh tim mạch mà còn là dấu hiệu của những bệnh khác. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra hiện tượng đau ngực trái? Và đau ngực trái là dấu hiệu của những căn bệnh nguy hiểm nào?
Đau ngực trái không chỉ liên quan đến các bệnh về tim mạch mà còn là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác (Nguồn: internet).
Theo các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân gây ra đau ngực trái như:
- Đau ngực do bệnh mạch vành (nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim): Những đặc điểm gồm đau ngực trái hay vùng sau xương ức, cảm giác đau kiểu bóp nghẹt, lan lên vai và cằm. Hiện tượng này xảy ra khi làm việc quá sức và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Đau ngực do tim như bị phình bóc tách động mạch chủ ngực, viêm màng ngoài tim và hẹp van động mạch chủ.
- Đau ngực do các bệnh về phổi và bệnh tiêu hóa như viêm phổi, thuyên tắc phổi, tràn dịch, tràn khí màng phổi, trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật,...
- Các bệnh tâm lý
Và cũng bởi vậy mà đau ngực trái là một trong ba nguyên nhân khiến bệnh nhân đi khám bệnh nhiều nhất sau đau bụng và đau lưng.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đau ngực trái nguy hiểm như vậy nhưng cũng có không ít người vẫn phớt lờ và coi đau ngực trái là biểu hiện bình thường. Đơn cử như trường hợp của bà Nguyễn Thị Ngọc (50 tuổi) bị đau ngực trái khi làm việc. Nhưng nghỉ ngơi một chút là lại bớt đâu nên cho rằng mình bị đau ngực do làm việc nhiều nên không đi khám. Đến khi phải nhập viện vì bị nhồi máu cơ tim gấp, gia đình mới vỡ lẽ.
Cũng theo chuyên gia, "Cũng có nhiều bệnh nhân hoặc là không có thời gian đi khám bệnh hoặc là khám sợ ra nhiều bệnh nên cứ sống chung với các cơn đau, đến khi không chịu đựng được nữa người thân đưa đi cấp cứu mới phát hiện ra bệnh".
Đau ngực trái có nhiều nguyên nhân gây ra nhưng chia làm 2 nhóm chính: nguyên nhân phổ biến là các bệnh đường tiêu hóa; và nguyên nhân không phổ biến nhưng nguy hiểm đe dọa tính mạng là nhồi máu cơ tim; thuyên tắc phổi; phình bóc tách động mạch chủ ngực; tràn khí màng phổi.
- Viêm cơ, sụn, xương ở vùng ngực.
- Các bệnh tiêu hóa như trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm tụy cấp, viêm túi mật. Nguyên nhân này, theo ghi nhận, chiếm tới 42%.
Đau ngực trái có thể bị các bệnh về tiêu hóa (Nguồn: internet).
- Bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định, viêm màng ngoài tim. Trong đó nhóm bệnh timthiếu máu cục bộ (gồm nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực không ổn định) chiếm 31%, và viêm màng ngoài tim chiếm 4%. Đây là nhóm bệnh gây đau ngực trái quan trọng và nguy hiểm nhất.
- Bệnh về phổi như đau thành ngực (chiếm 28%) thường đi kèm với các triệu chứng như ho, khạc đờm hoặc khó thở. Và các bệnh khác như viêm phổi - màng phổi chiếm 2%, thuyên tắc phổi chiếm 2%, ung thư phổi chiếm 1%,...
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thông thường, nam >40 tuổi và nữ >50 tuổi là nhóm tuổi có khả năng mắc bệnh mạch vành cao cao nhất. Đặc biệt là những người có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường. gia đình có tiền sử mắc bệnh tim hay bị rối loạn lipid máu. Những người có thói quen hút thuốc lá
Cũng theo nghiên cứu, các chuyên gia chia mức độ đau ngực trái thành các thang điểm từ 1-10 để dễ dàng đánh giá và nhanh chóng tìm ra cách điều trị các cơn đau ngực. Trong đó, từ 1-3 là mức độ đau nhẹ, từ 4-6 là mức độ trung bình, và từ 7-10 là đau nặng
Đau ngực trái tiềm ần rất nhiều nguy hiểm, chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng bạn hãy thường xuyên lắng nghe cơ thể. Một khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán bệnh kịp thời.
Theo Tuổi Trẻ