Đau mũi khi trời lạnh là bệnh gì? Phòng tránh được không?

Đau mũi khi trời lạnh là bệnh gì? Phòng tránh được không?
Cảm giác nhức, rát hay đau mũi khi trời lạnh là dấu hiệu phổ biến của nhiều bệnh lý đường hô hấp lót,... nguyên nhân do lớp niêm mạc mũi bị khô rồi co lại, nên dẫn tới bị đau rát hay thậm chí gây ra chảy máu. Vậy đau mũi khi trời lạnh là bệnh gì? Có phòng được không?

Việc bị nhức hay đau mũi khi trời lạnh là một tình trạng không mấy thoải mái do chúng gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống hiện tại.

Không chỉ là sự phản ứng của cơ thể trước thời tiết mà đau mũi khi trời lạnh còn là dấu hiệu của một số bệnh đường hô hấphệ miễn dịch như viêm xoang, nhiễm trùng hay dị ứng,...

1. Đau mũi khi trời lạnh là bệnh gì?

1.1. Cơ chế gây đau mũi khi trời lạnh

Một số người có cấu tạo của vùng niêm mạc mũi khá mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương khi gặp thời tiết lạnh và độ ẩm thấp. Điều này cũng có nghĩa là tỷ lệ người có niêm mạc mũi nhạy cảm sẽ gặp chứng đau mũi phổ biến hơn so với các trường hợp khác.

Khi trời lạnh kéo dài, vùng niêm mạc và lớp mao mạch bị khô dần rồi co rút tại từ đó gây đau rát và thậm chí là chảy máu. Việc niêm mạc mũi gặp tình trạng này khiến cho các dị nguyên như nấm, vi khuẩn hay virus dễ tấn công cơ thể hơn gây ra viêm nhiễm.

1.2. Đau mũi khi trời lạnh là bệnh gì? Có phải viêm xoang không?

Có rất nhiều câu hỏi liên quan tới vấn đề đau mũi khi trời lạnh có phải là viêm xoang hay viêm xoang mũi không. Thực tế thì việc đau mũi khi trời lạnh không phải chỉ khi bạn bị viêm xoang mới xảy ra. Dưới đây là một nguyên nhân gây đau mũi khi thời tiết thay đổi mà bạn cần lưu ý:

- Viêm xoang

Lớp mao mạch mũi nhạy cảm, bị sự xâm nhập của virus hay vi khuẩn lâu ngày đặc biệt là khi nhiệt độ xuống thấp sẽ gây ra tình trạng mũi bị viêm nhiễm rồi lây lan tới những hốc xoang, từ đó gây ra bệnh viêm xoang.

Bên cạnh biểu hiện đau nhức mũi thì người bị xoang mũi còn gặp các dấu hiệu khác như vùng đầu bị đau nhức nhiều, cơn đau lan từ vùng trán cho tới hai bên hốc mắt và sau gáy. Chứng viêm xoang gây ra tình trạng ngạt mũi và chảy nước mũi kéo dài; một vài trường hợp sẽ bị hoa mắt chóng mặt và giảm thiểu năng suất làm việc.

- Nhiễm trùng xoang - mũi

Nhiễm trùng khoang mũi là tình trạng xảy ra do bạn bị mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm hay những tổn thương mũi. Tuy vậy thì ngoài dấu hiệu bị đau mũi, người bị nhiễm trùng khoang mũi sẽ gặp vấn đề kèm theo là đau nhức (tức) và cảm giác xót ở bên trong mũi.

- Tổn thương mũi

Mũi bị tổn thưởng cũng được ghi nhận là một trong những vấn đề phổ biến gây ra hiện tượng đau nhức mũi.

Tổn thương mũi có thể hình thành từ va chạm vật lý do ngã, chơi thể thao, tai nạn,.. Tùy thuộc và mức độ tổn thương mà tình hình đau nhức mũi của bạn cũng sẽ khác nhau.

- Polyp mũi

Plup mũi là một tình trạng được tìm thấy ở nhóm người bị viêm xaong. Ngoài đau mũi kép dài thì những người bị polyp mũi sẽ gặp thêm các vấn đề sức khỏe khác như ngạt mũi, suy giảm chức năng khứu giác hay bị chảy nước mũi.

- Dị ứng

Có nhiều dị nguyên có thể khiến niêm mạc mũi bị kích thích từ đó sinh ra phản ứng sổ mũi, đau nhức hay các cơn hắt xì. Nếu chúng xảy ra với cường độ mạnh, mức độ nhiều thì mũi cũng sẽ bị đau nhức nhiều hơn,

Các dị nguyên phổ biến gây dị ứng có thể kể đến như nước hoa, bụi hay phấn hoa, mùi hóa chất,..

2. Phòng tránh bị đau mũi khi thời tiết chuyển lạnh

Vậy đau mũi khi trời lạnh có thể phòng tránh được không? Một số lời khuyên dưới đây có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này:

- Khi nhiệt độ xuống thấp hơn hãy chú ý tới việc giữ ấm cho cơ thể, có 5 bộ phận mà bạn cần phải giữ ấm đó là vùng mũi, vùng bụng trên, vùng bụng dưới, lưng và chân.

- Uống nhiều nước (nên là nước ấm) mỗi ngày.

- Bổ suing đầy đủ vitamin cho cơ thể thông qua các loại nước ép hay rau củ quả để tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch, từ đó phòng tránh sự xâm nhập của các loại virus hay vi khuẩn từ môi trường.

- Đối với những người có cơ địa dị ứng thì tốt nhất hãy tránh xa các nguồn có thể gây dị úng như khói bụi, nấm mốc, nước hoa, phấn hoa,... hạn chế nuôi vật nuôi trong nhà, đặc biệt là phòng ngủ.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giữ nhà thông thoáng.

- Vệ sinh mũi sạch sẽ bằng dung dịch rửa mũi chuyên dụng.

- Súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc có thể tự pha nước súc miệng bằng nước muối pha loãng.

Việc vệ sinh mũi, họng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cơ thể bật cơ chế loại bỏ và kháng viêm, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn hay virus đồng thời tiêu diệt các tác nhân có hại này.

Đau mũi khi trời lạnh là bệnh gì? Phòng tránh được không? - Ảnh 2.


Tác giả: Kim Phụng