Đau mắt đỏ và tăng nhãn áp: Phân biệt bệnh để điều trị đúng cách

Đau mắt đỏ và tăng nhãn áp: Phân biệt bệnh để điều trị đúng cách
Không đơn giản đau mắt đỏ, tăng nhãn áp là nguyên nhân gây mù loà đứng thứ hai sau chỉ đứng sau đục thuỷ tinh thể. Vì vậy, phân biệt đau mắt đỏ và tăng nhãn áp chính xác giúp điều trị sớm để hạn chế và ngăn ngừa tổn thương thần kinh thị giác và các biến chứng nguy hiểm khác.

Nếu nguyên nhân gây đau mắt đỏ là do các tác nhân bên ngoài như virus, vi khuẩn, dị ứng... thì nguyên nhân gây tăng nhãn áp là do những tổn thương bên trong cơ thể. Mặc dù giữa đau mắt đỏ và tăng nhãn áp có một số triệu chứng tương tự nhưng nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị lại hoàn toàn khác biệt.

Tìm hiểu những điểm khác nhau giữa đau mắt đỏ và tăng nhãn áp để điều trị sớm nhất có thể.

Phân biệt đau mắt đỏ và tăng nhãn áp

Đau mắt đỏ và tăng nhãn áp khác nhau hoàn toàn về nguyên nhân, vùng bị tổn thương, mức độ nguy hiểm và khả năng lây lan của bệnh. Nhưng đây lại là hai bệnh tương đối dễ nhầm lẫn. Những nhầm lẫn trong quá trình nhận biết bệnh có thể gây nguy hiểm nếu người bệnh không được điều trị và xử lý đúng cách.

1. Nguyên nhân gây bệnh khác nhau

Điểm khác biệt đầu tiên giữa đau mắt đỏ và tăng nhãn áp chính là nguyên nhân gây bệnh. Nếu tác nhân gây bệnh của đau mắt đỏ là từ bên ngoài thì nguyên nhân gây tăng nhãn áp lại bắt nguồn từ bên trong.

- Người bệnh đau mắt đỏ bị tổn thương chủ yếu là do virus, vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng như lông vật nuôi, phấn hoa, bụi bặm, mỹ phẩm,... Do đó bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi sau 5 - 10 ngày nếu có chế độ chăm sóc hợp lý.

Phân biệt đau mắt đỏ và tăng nhãn áp để điều trị đúng cách - Ảnh 1.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ và tăng nhãn áp hoàn toàn khác nhau - Ảnh: Internet

- Nguyên nhân gây tăng nhãn áp có thể là do bẩm sinh hoặc các tác nhân bên trong cơ thể. Tương ứng với từng loại tăng nhãn áp sẽ có nguyên nhân riêng biệt.

Cụ thể với tăng nhãn áp thứ phát, người gặp phải thường là những đối tượng từng bị tăng nhãn áp góc mở, góc đóng hoặc các bệnh lý khác như: Tiểu đường, sử dụng thuốc Corticosteroids hoặc từng bị chấn thương mắt.

Với trường hợp bị tăng nhãn áp góc mở hoặc bẩm sinh, nguyên nhân gây bệnh thường do di truyền. Đến một thời điểm nhất định bệnh sẽ bộc phát ra ngoài.

Nguyên nhân gây tăng nhãn áp góc đóng thường là do bị tắc nghẽn ống dẫn lưu trong màng mạch. Điều này dẫn đến tình trạng tăng áp lực nhất định cho mắt.

2. Triệu chứng, vùng tổn thương, đối tượng mắc bệnh

- Đau mắt đỏ:

Bệnh đau mắt đỏ nhẹ nhàng hơn tăng nhãn áp với các triệu chứng: Đỏ mắt, ngứa, chảy nước mắt, sưng mi, cộm, có ghèn, giảm thị lực, khó mở mắt khi thức dậy.

Vùng bị tổn thương do đau mắt đỏ thường là kết mạc. Trường hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc, giảm thị lực. Đối tượng mắt bệnh thường không biệt tuổi tác. Bất cứ ai cũng có thể bị đau mắt đỏ nếu đôi mắt không được bảo vệ đúng cách.

- Tăng nhãn áp:

Dấu hiệu bệnh tăng nhãn áp thường xuất hiện đặc trưng theo từng loại. Tuy nhiên trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ tổng hợp lại các triệu chứng cơ bản nhất để nhận biết bệnh lý này.

Phân biệt đau mắt đỏ và tăng nhãn áp để điều trị đúng cách - Ảnh 2.

Đau mắt đỏ và tăng nhãn áp có vài dấu hiệu tương tự cần lưu ý - Ảnh: Internet

+ Triệu chứng đặc trưng của tăng nhãn áp góc đóng là mắt dễ bị dị ứng, đau đột ngột kèm theo những cơn đau nhức dữ dội. Thị lực bị giảm sút, luôn có cảm giác có một tấm màn che trước mặt khi nhìn. Ngoài ra người bệnh còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

+ Triệu chứng tăng nhãn áp góc mở thường là dần dần mất thị lực ngoại vi, thường ở cả hai mắt. Ở giai đoạn nặng bệnh nhân sẽ bị mất tầm nhìn. Kèm theo đó là triệu chứng đỏ mắt, mờ mắt, quầng quanh đèn.

+ Với trường hợp tăng nhãn áp bẩm sinh thì đôi mắt của bé sẽ xuất hiện một lớp màng mờ, đỏ và nhạy cảm với ánh sáng.

Bệnh tăng nhãn áp gây tổn thương thần kinh thị giác. Chúng có thể làm hỏng thị lực dần dần ngay cả khi chưa có dấu hiệu. Đến khi xuất hiện triệu chứng bệnh của bạn đã sang giai đoạn nặng.

Đối tượng dễ mắc bệnh là người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình mắc bệnh nhãn áp, dùng thuốc Corticosteroid trong thời gian dài. Người bị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... Người mắc các bệnh về mắt như cận thị, bị chấn thương hoặc phẫu thuật mắt đều có nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh tăng nhãn áp không lây lan như đau mắt đỏ. Do đó bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh bị tăng nhãn áp.

3. Điều trị đau mắt đỏ và tăng nhãn áp bằng cách nào?

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ và tăng nhãn áp hoàn toàn khác biệt. Đau mắt đỏ chỉ là bệnh cấp tính thông thường nên quá trình điều trị đơn giản hơn. Thời gian điều trị đau mắt đỏ cũng ngắn hơn nhiều so với tăng nhãn áp.

- Với đau mắt đỏ có thể tiến hành điều trị toàn diện hoặc điều trị tại vị trí viêm kết mạc tùy tình trạng bệnh.

+ Với phương pháp điều trị toàn diện người bệnh cần được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng gồm đạm, béo, chất xơ và tinh bột để tăng cường hệ miễn dịch.

+ Ăn nhiều các loại trái cây giàu vitamin để tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó người bệnh cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Hạn chế tiếp xúc với người khác.

+ Mang khẩu trang, đeo kính khi ra ngoài để tránh tiếp xúc với khói bụi và lây lan mầm bệnh. Ngoài ra nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử.

Phân biệt đau mắt đỏ và tăng nhãn áp để điều trị đúng cách - Ảnh 3.

Các phương pháp điều trị đau mắt đỏ và tăng nhãn áp - Ảnh: Internet

+ Với phương pháp điều trị tại vị trí đau mắt đỏ, người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sử dụng thuốc mỡ, gel tra mắt đúng vị trí, đúng liều lượng. Theo dõi diễn biến của bệnh và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

- Trong khi đó, đối với người mắc bệnh tăng nhãn áp không thể chữa khỏi hoàn toàn. Những tổn thương do bệnh gây ra cũng không thể đảo ngược. Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời và kiểm tra thường xuyên có thể ngăn ngừa mất thị giác.

Có nhiều phương pháp điều trị tăng nhãn áp như sử dụng thuốc nhỏ mắt theo quy định như: latanoprost, bimatoprost, Beta blockers, Alpha-agonist,... Thuốc uống, các loại thuốc bảo vệ thần kinh thị giác và phẫu thuật.

Quá trình điều trị bệnh tăng nhãn áp rất phức tạp và nguy hiểm. Thời gian điều trị kéo dài tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Quá trình điều trị tăng nhãn áp cần được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa, có đầy đủ thiết bị y tế, bác sĩ tay nghề cao để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

4. Cách phòng tránh của đau mắt đỏ và tăng nhãn áp

Để ngăn ngừa bệnh đau mắt đỏ và tăng nhãn áp hiệu quả thì một lối sống khoa học, lành mạnh là điều cần thiết.

Đối với đau mắt đỏ bạn cần:

- Để ngăn ngừa đau mắt đỏ bạn cần giữ gìn vệ sinh mắt sạch sẽ. Rửa mắt mỗi ngày bằng nước muối sinh lý 0.9%.

+ Không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác. Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, mỹ phẩm, lông thú,...

+ Hạn chế đi lại ở nơi đông người vào mùa dịch. Mang kính khi đi bơi. Chủ động cách ly khi nhà có người bị đau mắt đỏ để tránh lây lan.

- Phòng bệnh tăng nhãn áp cần:

Để phòng tránh tăng nhãn áp bạn cần chăm sóc mắt thường xuyên. Khám mắt toàn diện giúp bạn phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời tránh các thiệt hại không thể đảo ngược.

+ Tiến hành khám mắt toàn diện 3 - 5 năm một lần sau 40 tuổi. Mỗi năm một lần sau 60 tuổi. Có thể kiểm tra thường xuyên hơn nếu có yếu tố nguy cơ mắc bệnh theo lịch trình cụ thể.

+ Kiểm soát cân nặng và huyết áp để hạn chế yếu tố nguy cơ mắc bệnh. Mang màng bảo vệ mắt để ngăn cản các chấn thương nguy hiểm.

+ Sử dụng thuốc nhỏ mắt mỗi ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ để làm giảm nguy cơ áp lực mắt cao sẽ tiến triển thành bệnh tăng nhãn áp.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa đau mắt đỏ và tăng nhãn áp bạn cần biết. Hiểu rõ những điều này giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh và ngăn ngừa biến chứng.


Tác giả: HT