Đau mắt đỏ tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra cho người bệnh nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vậy chúng ta phải vệ sinh mắt như thế nào để phòng tránh căn bệnh này? Dưới đây là hướng dẫn vệ sinh mắt đúng cách để phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ.
Nguyên tắc chung khi vệ sinh mắt là cần loại bỏ những tạp chất vô tình lọt vào mắt trước khi nhỏ mắt hay tẩy trang mắt. Theo đó, bạn cần vệ sinh mắt đúng cách theo các bước sau::
- Rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành vệ sinh mắt.
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý NaCl 0.9%.
- Sử dụng tăm bông hoặc khăn sạch thấm nước lau mắt theo thứ tự từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới. Ngoài ra, cần lưu ý lau sạch phần chân lông mi.
Ngoài ra, khi vệ sinh mắt, bạn cần tiến hành một cách nhẹ nhàng, không nên tác động lực mạnh. Tuyệt đối không được tự ý pha nước muối để rửa mắt vì không đúng nồng độ và không đảm bảo vệ sinh, dễ gây ra những tổn thương cho mắt.
Khi bị bụi bẩn hay các mảnh vụn bay vào mắt, bạn cần tiến hành vệ sinh như sau:
Tận dụng nước mắt: Nước mắt sinh lí không những giúp giữ ẩm cho đôi mắt mà còn có khả năng quét sạch bụi bẩn ra ngoài. Lúc này, bạn hãy khép mắt lại, đồng thời nháy mắt vài lần, điều này sẽ làm nước mắt chảy ra giúp kéo theo mọi bụi bẩn ra ngoài.
Lau mắt: Trong trường hợp bạn nhìn thấy rõ mảnh bụi trong mắt của mình, hãy dùng khăn ướt sạch lau nhẹ để lấy nó ra. Lưu ý, khi tiến hành lau mắt, bạn cần thao tác nhẹ nhàng và không chọc sâu vào bên trong, ngừng tác động nếu dị vật mắc kẹt trong mắt.
Rửa với nước sạch: Khi bị bụi bẩn hay mảnh vụn vào mắt, bạn có thể sử dụng nước từ vòi sen để rửa mắt. Lưu ý, chớp mắt liên tục với nước sạch cho đến khi bạn cảm thấy dễ chịu và bụi bẩn đã trôi ra ngoài.
Khi tiến hành vệ sinh mắt trong trường hợp này, bạn không nên dụi mạnh bên ngoài mắt vì có thể vô tình đẩy bụi bẩn hoặc mảnh vụn lọt sâu hơn vào mắt gây tổn thương nhiều hơn cho mắt.
Các bác sĩ cho biết, các hóa chất gia dụng như dầu gội, thuốc tẩy, thuốc nhuộm tóc.. khi bắn vào mắt có thể gây ra tình trạng bỏng hóa chất kết mạc hoặc thậm chí mù lòa nếu không xử lý kịp thời. Tùy theo mức độ đậm đặc của dung dịch hóa chất bắn vào mắt mà tình trạng tổn thương mắt sẽ ở các cấp độ khác nhau.
=>> Nước muối sinh lý còn được sử dụng để làm sạch đường mũi, bạn có thể tìm hiểu qua bài viết tại ĐÂY!
Khi chẳng may bị bắn hóa chất vào mắt, bạn cần thật bình tĩnh và vệ sinh mắt đúng cách theo các bước sau:
Bước 1: Trước tiên, cần ngay lập tức rửa mắt bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối sinh lý. Theo đó, thời gian rửa tùy vào loại hóa chất bắn vào mắt (ít nhất 20 phút với một số loại axit, tối thiểu 60 phút với chất ăn mòn mạnh như chất thông nghẹt cống, thuốc tẩy và dung dịch amoniac).
Sau đó, bạn lấy khăn sạch đã nhúng nước phủ lên mắt. Nếu đang đeo kính áp tròng thì cần tháo kính ra và tiếp tục rửa mắt với nước mát.
Bước thứ 2: Khi bị những hóa mỹ phẩm như xà phòng, dầu gội thông thường bắn vào mắt, bạn chỉ cần rửa mắt bằng nước sạch ít nhất khoảng 5 phút. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý trong các trường hợp tổn thương nghiêm trọng, nên đến sơ sở y tế để khám và được bác sĩ tư vấn
Khi bị hóa chất bắn vào mắt, bạn cần rửa tay sạch sẽ để hóa chất không còn dính trên tay. Ngoài ra, bạn chỉ nên dùng nước sạch hoặc nước muối sinh lý được bán ở các tiêm thuốc, tránh việc tùy tiện sử dụng thuốc nhỏ mắt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Khi thời tiết thay đổi, hay khi bị cảm lạnh, di ứng, các chất nhầy (gỉ/ ghèn) hoặc mủ có thể khô và đóng thành một lớp gây ngứa, khó chịu. Ngoài ra, tình trạng tắc tuyến lệ hoặc các vấn đề khác với tuyến dầu trong mí mắt cũng là những nguyên nhân tạo ra mủ hoặc chất nhầy nơi khóe mắt.
Khi đó, bạn xử lý mủ và chất nhầy bằng các bước đơn giản sau:
Bước 1: Dùng tay gỡ các lớp ghèn đã khô ở mắt ra. Lưu ý rửa tay sạch trước khi tiến hành vệ sinh mắt.
Bước 2: Dùng một chiếc khăn ấm và ấm áp lên mắt, nhắm mắt trong vòng vài phút.
Bước 3: Cho khăn vào nước ấm một lần nữa để lấy mủ và chất nhầy trong mắt một cách dễ dàng hơn
Bước 4: Cuối cùng, bạn dùng tăm bông hoặc một góc của khăn đã thấm nước ấm, nhắm mắt và lau nhẹ nhàng từ trong ra ngoài cho đến khi mắt sạch mủ hoặc chất nhầy.