Đau mắt đỏ do kính áp tròng là gì? Bị đau mắt đỏ có được đeo kính áp tròng không?

Đau mắt đỏ do kính áp tròng là gì? Bị đau mắt đỏ có được đeo kính áp tròng không?
Đau mắt đỏ do kính áp tròng là tình trạng viêm bề mặt bên ngoài của mắt chỉ xảy ra ở những bệnh nhân đeo loại kính này.

Kính áp tròng là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với một số người, không chỉ giúp đôi mắt thêm đẹp mà còn giúp người mắc các tật về mắt ổn định tầm nhìn. 

1. Nguyên nhân đau mắt đỏ do kính áp tròng

Nếu bạn là người đeo kính áp tròng thường xuyên, sẽ khó xác định được lý do chính xác tại sao bạn bị đau mắt đỏ. Tuy nhiên, đau mắt đỏ do kính áp tròng thường là do các nguyên nhân sau:

1.1. Ngủ qua đêm với kính áp tròng

Kính áp tròng càng đeo lâu sẽ càng bẩn và kém thẩm thấu. Khi kính ở trong mắt quá lâu, kính áp tròng không có thời gian để vệ sinh nên thường bị các chất bụi bẩn bám dính vào; lúc này, kính áp tròng có thể gây ảnh hưởng xấu đến đôi mắt của bạn.

Nguyên nhân phổ biến của đau mắt đỏ do kính áp tròng là bạn đeo kính và ngủ qua đêm. Có thể bạn ngủ quên khi đang đeo kính sau một ngày dài vất vả, nhưng hãy dành thời gian để tháo kính áp tròng ra. Đây là khoảng thời gian giúp mắt được nghỉ ngơi, chống lại kích ứng; đồng thời, vệ sinh kính áp tròng cũng là điều quan trọng để giúp loại bỏ các chất kích ứng có thể gây hại cho mắt vào lần sử dụng sau.

Đau mắt đỏ do kính áp tròng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Ảnh 1.

Đau mắt đỏ do kính áp tròng cũng là một trong những rắc rối mà người dùng loại kính này có thể đối diện - Ảnh: wilmingtonfamilyeyecare

1.2. Khô mắt do kính áp tròng

Kính áp tròng cần một lớp nước mắt trên bề mặt của mắt để giữ nước và giữ nguyên vị trí. Thế nhưng thật không may, kính áp tròng có thể hút hết lượng nước mắt mà mắt bạn tạo ra; điều này dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ và gây khó chịu. Tình trạng đau mắt đỏ do kính áp tròng làm khô mắt sẽ trở nên tồi tệ hơn khi bạn mắc cùng lúc các tình trạng khác gây khô mắt.

Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn bị khô mắt khi dùng kính áp tròng. Bác sĩ có thể sẽ kê thêm nước mắt nhân tạo để giúp mắt luôn đủ nước, tránh các tình trạng kích ứng và khó chịu khác.

1.3. Kính áp tròng bị lỗi

Lỗi thường gặp gây ra tình trạng đau mắt đỏ do kính áp tròng là do kính bị rách. Lớp kính bị rách có thể gây khó chịu, thậm chí gây nguy hiểm cho mắt. Thủy tinh thể bị lỗi có thể làm xước giác mạc, sau đó gây cảm giác khó chịu, gây đỏ mắt và nếu không xử trí kịp thời có thể gây nhiễm trùng.

Đau mắt đỏ do kính áp tròng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Ảnh 2.

Lỗi thường gặp gây ra tình trạng đau mắt đỏ do kính áp tròng là do kính bị rách - Ảnh: asiaone

1.4. Kính áp tròng quá rộng

Kính áp tròng quá lớn có khả năng di chuyển xung quanh mỗi khi bạn chớp mắt. Mỗi chuyển động của kính áp tròng đều có thể gây ra ma sát giữa thấu kính và mắt, đặc biệt là nếu mắt bạn bị khô sẽ làm tăng tình trạng kích ứng. Khi mắt bị kích ứng đến mức tối đa, mắt bạn sẽ bắt đầu bị đau và đỏ.

Vì vậy, để giảm tình trạng đau mắt đỏ do kính áp tròng quá lớn, hãy đeo kính phù hợp với mắt.

1.5. Kính áp tròng quá chật

Thấu kính quá nhỏ có thể gây cản trở dòng chảy bình thường của nước mắt và thậm chí làm giảm lượng oxy được cung cấp đến giác mạc của bạn. Các thấu kính chật có thể không được để ý khi bạn vừa mới đeo vào, nhưng đến cuối ngày, thấu kính có thể gây ra các vòng nén trên giác mạc. Tình trạng khó chịu này sẽ gây ra đau mắt đỏ.

Việc phát hiện kính áp tròng có chật với mắt không sẽ do bác sĩ nhãn khoa kiểm tra kĩ lưỡng. Tốt nhất, bạn nên chọn mua kính áp tròng ở cơ sở có bác sĩ chuyên môn kiểm tra thị lực và chọn kính phù hợp.

1.6. Loét giác mạc

Vết loét có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, là khu vực mà mô tự nhiên của cơ thể bắt đầu bị ăn mòn. Loét giác mạc là những vết loét đặc biệt xảy ra ở phía trước của mắt. Triệu chứng đầu tiên của loét giác mạc là đỏ. Bởi vì kích ứng có thể gây ra vết loét, người đeo kính áp tròng đặc biệt có nguy cơ gặp tình trạng này.

Đau mắt đỏ do kính áp tròng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Ảnh 3.

Loét giác mạc là những vết loét đặc biệt xảy ra ở phía trước của mắt - Ảnh: kadrmaseyecare

1.7. Bạn bị dị ứng

Dị ứng và việc đeo kính áp tròng không phải là sự kết hợp được các chuyên gia y tế khuyến nghị. Bởi ngay cả khi không đeo kính áp tròng, dị ứng cũng có thể gây kích ứng cho người bệnh, khiến họ phải thường xuyên tác động đến mắt.

Những người thường xuyên bị dị ứng có thói quen đeo kính áp tròng sẽ khiến các thủy tinh thể ma sát với giác mạc, gây kích ứng nặng hơn. Ngoài ra, bản thân kính áp tròng cũng có thể làm tích tụ các chất bụi bẩn, chất kích ứng gây thêm tình trạng dị ứng cho mắt.

1.8. Dung dịch của kính áp tròng gây khó chịu

Đau mắt đỏ do kính áp tròng còn có thể do dung dịch vệ sinh kính gây nên. Nhiều người vẫn bị dị ứng với dung dịch kính áp tròng hoặc với chất bảo quản của dung dịch. Dị ứng với dung dịch này có thể khiến mắt khó chịu bất cứ lúc nào. Để biết chắc tình trạng này, khi mắt bị đỏ, bạn nên dừng dùng kính áp tròng và tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể.

Đau mắt đỏ do kính áp tròng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Ảnh 4.

Đau mắt đỏ do kính áp tròng còn có thể do dung dịch vệ sinh kính gây nên - Ảnh: visionsource

1.9. Bạn bị viêm kết mạc dị ứng

GPC xảy ra do tình trạng viêm khi mắt tiếp xúc dị vật hoặc do đeo kính áp tròng đè lên mắt. Tình trạng này gây đỏ và kích ứng mắt, nó cũng khiến kính áp tròng di chuyển quanh mắt và gây kích ứng nặng hơn; tất cả những điều này hình thành nên một chu kì gây khó chịu ở mắt người bệnh.

Nếu bạn bị đau mắt đỏ do kính áp tròng hoặc bạn nghi ngờ tình mắt mình đang gặp phải bất kì tình trạng nào kể trên, hãy đi kiểm tra mắt và đánh giá lại kính áp tròng đang sử dụng. Tuy nhiên, với các vấn đề về mắt mãn tính do kính áp tròng gây ra, đã đến lúc bạn cần xem xét lựa chọn các lựa chọn thay thế cho kính áp tròng để đảm bảo sức khỏe thị lực.

2. Các dấu hiệu của đau mắt đỏ do kính áp tròng

Các dấu hiệu và triệu chứng của đau mắt đỏ do kính áp tròng bao gồm đau, khó chịu, đỏ mắt (xung huyết kết mạc), ngứa, sợ ánh sáng (nhạy cảm với ánh sáng) và chảy nước mắt. Các vết đỏ có xu hướng nặng hơn xung quanh phần màu trắng của mắt. Tình trạng này thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt và không lây.

Các chuyên gia của Master Eye Associates sử dụng một kính hiển vi công suất cao để thực hiện soi sinh học bằng đèn khe và thường sẽ thấy những thâm nhiễm (tế bào bạch cầu) đã di chuyển vào các lớp bên trong của giác mạc gọi là thâm nhiễm dưới biểu mô. Cũng có bằng chứng về sự xói mòn các vùng thủng nhỏ của biểu mô giác mạc (lớp ngoài cùng của giác mạc).

3. Đau mắt đỏ có được đeo kính áp tròng (lens) không?

Đau mắt đỏ có được đeo kính áp trong không là câu hỏi được khá nhiều người ưa thích loại kính này quan tâm. Thế nhưng, câu trả lời từ các chuyên gia là bạn phải tạm thời dừng đeo kính áp tròng trong thời gian bị đau mắt đỏ.

Việc dừng đeo kính áp tròng khi bị đau mắt đỏ là khuyến nghị từ hầu hết các bác sĩ nhãn khoa. Dừng đeo kính áp tròng sẽ giúp việc điều trị tích cực hơn, giúp oxy mắt được cung cấp đầy đủ hơn và tránh các nhiễm trùng hoặc dị ứng do kính áp tròng mang lại.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá kĩ về tác nhân gây bệnh đau mắt đỏ do kính áp tròng; ví dụ như kính áp tròng không đúng kích thước, dung dịch vệ sinh kính áp tròng gây dị ứng… Từ đó, bác sĩ sẽ có chỉ định mới về lựa chọn kính sau khi bệnh đau mắt đỏ đã khỏi hoàn toàn; tránh việc tái nhiễm đau mắt đỏ do kính áp tròng.

4. Điều trị đau mắt đỏ do kính áp tròng

Phác đồ điều trị đau mắt đỏ do kính áp tròng thường bao gồm chỉ định ngừng sử dụng kính áp tròng và dùng thuốc chống viêm (thuốc dạng nhỏ mắt) ngay lập tức. Nếu có sự phá vỡ biểu mô giác mạc, thuốc kháng sinh cũng có thể được bác sĩ kê đơn.

Đau mắt đỏ do kính áp tròng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị - Ảnh 5.

Phác đồ điều trị đau mắt đỏ do kính áp tròng bao gồm chỉ định ngừng sử dụng kính áp tròng và dùng thuốc chống viêm - Ảnh: Allaboutvision

Theo đó, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định người bệnh dùng kính áp tròng mới sau khi tình trạng viêm thuyên giảm.

Ngoài ra, người từng bị đau mắt đỏ do kính áp tròng cần thực hiện thay kính thường xuyên hơn. Và tuyệt đối không đeo kính áp tròng ngủ qua đêm để tránh tình trạng đau mắt đỏ tái phát.

5. Đau mắt đỏ đeo kính cận được không?

Kính cận thị thường được các bác sĩ nhãn khoa chỉ định cho người mắc tật cận thị ở mắt. Đây là vật dụng vô cùng cần thiết giúp người mắc cận thị có thể nhìn rõ mọi thứ.

Nhiều người vẫn thắc mắc, đau mắt đỏ đeo kính cận được không. Câu trả lời là người đau mắt đỏ hoàn toàn có thể đeo kính cận, trừ trường hợp kính cận dưới hình thức kính áp tròng. Trong thời gian mắc bệnh đau mắt đỏ, người bệnh có thể đeo kính cận bình thường và phải đảm bảo vệ sinh kính trước khi đeo lên mắt. Những bệnh nhân đau mắt đỏ có thói quen đeo kính cận áp tròng có thể đổi sáng loại kính cận bình thường trong thời gian điều trị bệnh.

Hầu hết các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân đau mắt đỏ nên đeo kính râm để có cảm giác dễ chịu hơn khi tiếp xúc với ánh sáng, nhất là ánh sáng mặt trời. Người bệnh cũng có thể chọn loại kính cận có khả năng đổi màu khi ra khỏi nhà để giảm bớt cảm giác khó chịu của bệnh đau mắt đỏ.

Nguồn dịch:

1. https://www.mastereyeassociates.com/eye-care-news-blog/contact-lens-acute-red-eye-inflammation

2. https://eyeinstituteaz.com/common-causes-redness-contact-lenses/

3. https://www.asiaone.com/health/red-eye-prolonged-contact-lens-use


Tác giả: Tiểu Quyên