Được cho là dạng ngộ độc có tỷ lệ tử vong lên đến 100%, người bị ngộ độc thuốc diệt cỏ có thể rơi vào trạng thái nguy kịch cho đến tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu sớm. Thời gian có thể chỉ trong vài phút sau khi uống.
Trên thế giới, rất nhiều nước đã cấm sử dụng Paraquat trong nông nghiệp. Ở Việt Nam, đã có Quyết định 278/QĐ-BNN-BVTV, ngày 8/2/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó loại bỏ Paraquat ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
TS.BS Hoàng Công Tình, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết, trong 2 tuần qua, khoa tiếp nhận 3 bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ paraquat, vào viện trong tình trạng rất nguy kịch. Trường hợp đầu tiên là nam bệnh nhân 53 tuổi, vào viện trong tình trạng hôn mê, sau đó gia đình đã xin về nhà và tử vong không lâu sau đó.
Trường hợp thứ 2 là bé gái 12 tuổi, chuyển vào cấp cứu khi vẫn tỉnh táo nhưng nôn nhiều. Bệnh nhi được xử trí ban đầu sau đó chuyển xuống tuyến trung ương điều trị. Bệnh nhân đã được lọc máu liên tục để thải độc và đã qua cơ nguy kịch tuy nhiên vẫn đang trong tình trạng tổn thương phổi nặng.
Bệnh nhân thứ 3 là nữ, nhập viện ngày 22/10 trong tình trạng nguy kịch, bệnh nhân có tiên lượng tử vong cao do nồng độ thuốc diệt cỏ trong máu quá cao, không có chỉ định lọc máu. 3 trường hợp tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình đều cố tình uống thuốc diệt cỏ. Thuốc diệt cỏ có chứa Paraquat, là một chất cực độc và hầu hết các bệnh nhân uống phải thuốc diệt cỏ đều trong tình trạng vô phương cứu chữa, hiếm có trường hợp sống sót khỏe mạnh sau đó.
Theo thống kê, mỗi năm cả nước có tới 1.000 bệnh nhân tử vong do thuốc diệt cỏ paraquat và đáng lo ngại khi số người bị ngộ độc do paraquat năm sau cao hơn năm trước. Đa phần đều là nguyên nhân tự tử, xuất hiện nhiều ở các vùng nông thôn.
Thuốc diệt cỏ (hay còn gọi là Paraquat) khi xâm nhập vào đường tiêu hóa đều được hấp thu rất nhanh, đặc biệt là ở ruột non, tuy nhiên tỷ lệ hấp thu chỉ ở 5-10%, không phải hấp thu hoàn toàn. Khi dạ dày ruột bị tổn thương lan rộng, số lượng chất độc được hấp thu sẽ tăng lên.
Paraquat không gắn với protein huyết tương, nồng độ đạt đỉnh trong khoảng 2 giờ sau khi uống và sau 5 giờ có thể hủy diệt toàn bộ phổi và thận. Do vậy các phương pháp cấp cứu hoặc đào thải paraquat chỉ có tác dụng trong khoảng 5 tiếng kể từ thời điểm sau khi uống, nếu cấp cứu quá muộn, nạn nhân không còn sự sống.
Ngộ độc thuốc diệt cỏ có tỷ lệ tử vong cao, lên đến 100% kể cả áp dụng những biện pháp như thuốc lọc máu, giải độc hoặc rửa dạ dày. Khoảng 30% trong khi các loại ngộ độc như: ngộ độc thuốc trừ sâu, ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc... thì tỉ lệ tử vong chiếm khoảng 1%.
Trong một vài trường hơp, rất khó để nhận biết người bị ngộ độc thuốc diệt cỏ. Thông thường, bệnh nhân ngộ độc thuốc diệt cỏ thường có những biểu hiện không nặng trong một vài phút đầu hoặc vài tiếng đầu. Tuy nhiên sau khi nồng độ đạt đỉnh, các biểu hiện có thể dễ dàng trông thấy.
Về biểu hiện bên ngoài, các biểu hiện ngộ độc cho thấy, ngay sau khi uống bệnh nhân thấy đau rát miệng, họng thực quản như bị bỏng, niêm mạc miệng đỏ rực, phù nề, có thể có giả mạc nuốt khó, đau bụng từng cơn, đau tăng lên khi ấn vào vùng thượng vị.
Ngộ độc thuốc diệt cỏ còn có thể nôn ra máu do tổn thương dạ dày thực quản, có thể thủng trong 24 giờ đầu và là dấu hiệu tiên lượng nặng.
Tùy thuộc vào liều lượng uống, thời gian đưa đi cấp cứu mà tiên lượng sống cho từng trường hợp cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
- Nếu bệnh nhân dùng trên 40mg/kg (0,2ml/kg loại dung dịch 20%) đến cấp cứu sau 1 giờ thì tỷ lệ tử vong là 100%.
- Uống 20 - 40mg/kg (0,1 - 0,2ml/kg loại dung dịch 20%), phát hiện sau 1 giờ hoặc uống trên 40mg/kg nhưng đến sớm trước 1 giờ với tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao.
- Uống dưới 20mg/kg (0,1ml/kg loại dung dịch 20%), đến cấp cứu sau 1 giờ được coi là ngộ độc nhẹ, nếu được cứu chữa tích cực có thể sống.
Do vậy thời điểm vàng để cấp cứu người bị ngộ độc thuốc diệt cỏ chỉ có thể là từ 1-2 giờ đầu, bệnh nhân có cơ hội được cứu sống, đặc biệt tỷ lệ sống cao hơn nếu phát hiện và cấp cứu sau khi uống trong vòng dưới 60 phút.
Tuy nhiên, theo ghi nhận, ngộ độc paraquat thường dài hơn 6 giờ sau khi uống. Thực tế rất nhiều bệnh nhân cấp cứu muộn, người nhà không thể xác định được khoảng thời gian nhất định. Cho nên nếu phát hiện nạn nhân uống thuốc diệt cỏ, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân, sau đó mới chuyển lên tuyến trên.
Để giúp cho việc cấp cứu bệnh nhân diễn ra tốt hơn, người phát hiện cần quan sát hiện trường xung quanh, nơi phát hiện bệnh nhân có bao bì hoặc vỏ thuốc hay không, nếu trên bao bì có ghi paraquat hoặc gramoxon thì cần di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp chờ xe cấp cứu hoặc người hỗ trợ, bạn có thể xử trí tại hiện trường, nguyên tắc là hạn chế hấp thu paraquat bằng cách:
- Cho bệnh nhân uống than hoạt tính antipois bmai 5ml/cân nặng.
- Cũng có thể cho bệnh nhân sử dụng than hoạt tính dạng bột mịn 1 - 2g/kg cung với sorbitol 2 - 4g/kg hòa trong 50 - 100ml nước, có thể cho uống nhắc lại sau 2 giờ
- Hòa đất sét cho bệnh nhân uống cũng là phương pháp xử trí nhanh người bị ngộ độc thuốc diệt cỏ.
Sau đó tiến hành gây nôn, nếu không có chống chỉ định. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất có thể để được xử trí tiếp và có phương tiện chuyển viện. Tại cơ sở y tế, nhân viên sẽ tiến hành rửa dạ dày hoặc áp dụng các phương pháp xử trí ngộ độc chuyên biệt hơn.
Để phòng tránh ngộ độc thuốc diệt cỏ hoặc những chất bảo vệ thực vật động hại khác, người sử dụng cần chú ý:
- Khi lựa chọn thuốc diệt cỏ, cần đọc kỹ những hướng dẫn sử dụng
- Luôn giữ thuốc ở nơi riêng biệt, khuyến khích có chìa khóa để niêm phong, để xa tầm quan sát cả trẻ em.
- Tuyệt đối không sử dụng các vật dụng trong gia đình để dựng thuốc diệt cỏ vì rất dễ nhầm với đồ ăn uống thông thường, dẫn đến việc có thể uống nhầm.
- Cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật không bán thuốc bảo vệ thực vật độc hại hoặc phải suy xét kỹ khi bán thuốc cho các trường hợp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.