Đâu là những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc và nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này là ai?

Đâu là những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc và nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này là ai?
Đâu là những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc? Đó có thể chỉ là những vật dụng thường ngày như quần áo, nước hoa, mỹ phẩm, dầu rửa bát...cũng khiến làn da của bạn bị tổn thương và nổi mẩn đỏ kích ứng.

Theo Tài liệu hướng dẫn, chẩn đoán & điều trị Bệnh Da liễu (Bộ Y tế), viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm cấp, mạn tính của da với một số yếu tố trong môi trường khi tiếp xúc với da. Triệu chứng thường thấy nhất của bệnh là những dát đỏ, mụn nước, có khi viêm loét, hoại tử, ngứa ngáy khó chịu…

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh da liễu thường gặp, chiếm khoảng 1,5 đến 5.4% dân số thế giới mắc bệnh này. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngành nghề, nam hay nữ đều có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc, đặc biệt là những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Viêm da tiếp xúc thực chất là tình trạng do phản ứng với chất gây viêm mà da tiếp xúc phải. Chất gây phản ứng có thể là một chất gây dị ứng (chất kích hoạt phản ứng dị ứng) hoặc chất kích thích (chất gây gại cho da). Trong đó các chất kích thích chiếm đến 80% gây viêm da tiếp xúc. Các thể viêm da tiếp xúc thường gặp gồm: viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng, viêm da tiếp xúc với côn trùng.

Việc hiểu được nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc, bạn sẽ tự ý thức được việc tránh xa những tác nhân gây hại để bảo vệ làn da của mình.

Đâu là những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc và nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này là ai? - Ảnh 2.

Các chất kích thích chiếm đến 80% gây viêm da tiếp xúc. (AẢnh: Internet)

1. Viêm da tiếp xúc kích ứng

Theo tài liệu y hoc, viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với các chất kích thích vật lý, cơ học hoặc hóa học làm tổn thương hàng rào bảo vệ da. Trong đó bàn tay là vị trị bị ảnh hưởng nhiều của viêm da tiếp xúc kích ứng như:

- Nước vôi

- Nước chứa nhiều clo

- Nước rửa chén

- Xà phòng

- Nước tẩy

- Xăng dầu

- Aceton

- Acid

- Kiềm

- Xi măng...

Đâu là những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc và nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này là ai? - Ảnh 3.

Người nội trợ là những đối tượng có nguy cơ cao mắc viêm da kích ứng. (Ảnh: Internet)

Người nội trợ thường xuyên tiếp xúc với xà phòng, nước tẩy...nên có những biện pháp bảo vệ da tay như đeo găng tay khi rửa bát, giặt quần áo, tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa mạnh. Khi tiếp xúc với các chất kích thích mạnh như acid viêm da có thể xuất hiện sớm và tiến triển nhanh chóng. Nếu chất kích thích yếu được lặp đi lặp lại cũng gây viêm da.

Những đối tượng dễ mắc viêm da kích ứng cao hơn:

- Người có làn da khô

- Da trắng, da sáng màu.

- Người nội trợ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa

- Công nhân

2. Viêm da tiếp xúc dị ứng

Có hơn 3000 dị nguyên được xác định là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng, trong đó có một số nhóm chính như:

- Họ kim loại: Nickel, cobalt, chromates đồng

- Họ thuô'c bôi: Chất màu, dung dịch dầu

- Một số băng dính, chất dẻo, cao su

- Thực vật

- Ánh sáng

Một số nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc dị ứng thường gặp

- Ở mặt: Thường do bôi trực tiếp vào da các thuô'c, mỹ phẩm, các dị nguyên trong môi trường làm việc và sinh hoạt hoặc bị viêm da tiếp xúc do ánh nắng.

- Ở mí mắt: Thường liên quan đến thuô'c nhỏ mắt.

- Ở dái tai: Do tiếp xúc với kim loại nickel ở khuyên tai.

- Ở môi: Do son môi, thuô'c xăm môi.

- Ở đầu ngón tay: Thường gặp ở đầu bếp, nha sĩ do tiếp xúc với thực phẩm, hóa chất.

Đâu là những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc và nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh này là ai? - Ảnh 4.

Kim loại, dung môi... là những nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc thường gặp. (Ảnh: Internet)

3. Viêm da tiếp xúc do côn trùng

Đây là dạng phản ứng của cơ thể do da tiếp xúc phải côn trùng có tiết chất gây độc. Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường xảy ra vào mùa mưa, ai cũng có nguy cơ bị viêm da do côn trùng, do vậy bạn nên chú ý những vấn đề sau:

Một số các loại côn trùng hay gây viêm da tiếp xúc bao gồm côn trùng cánh cứng, trong đó tại Việt Nam thường do côn trùng họ Paederus hay còn gọi là kiến khoang (kiến kim, kiến lác, kiến nhốt, kiếm cằm cặp, kiến cong đít...)

Những loại côn trùng này bay và chạy rất nhanh, thường ẩn nấp ở những nơi ẩm ướt, hoạt động vào ban đêm và thích ánh sáng đèn huỳnh quang. Khi bị chà xát hoặc bị giết, chúng thường có xu hướng phóng tích chất dịch trong cơ thể có chứa chất paederin gây viêm da tiếp xúc.

Nếu trên da có những vết nổi mẩn, đỏ, ngứa ngáy nóng rát sau khi bị côn trùng đốt hoặc tiếp xúc với côn trùng thì bạn nên bôi thuốc làm dịu da hoặc rửa sạch chất độc của côn trùng dưới vòi nước.

Lời khuyên

Tuy là căn bệnh có thể điều trị tại nhà, điều trị bằng thuốc bôi tại chỗ, thuốc uống, tuy nhiên bạn cần tránh tuyệt đối các tác nhân dị ứng, kích thích, côn trùng nếu xác định được,

Đối với những người thường xuyên tiếp xúc với chất độc hại như công nhân nhà máy, công nhân môi trường, thậm chí người nội trợ, nhân viên vệ sinh cũng cần có những biện pháp bảo hộ tay chân và làn da khỏi chất độc hại. Ngoài ra, vệ sinh môi trường sống cũng là một cách giúp bạn phòng tránh được các tác nhân là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc và nhiều căn bệnh khác.

Tác giả: Thanh Thanh