Dấu hiệu viêm phế quản mãn tính lâm sàng và cận lâm sàng

Dấu hiệu viêm phế quản mãn tính lâm sàng và cận lâm sàng
Nhận biết sớm những dấu hiệu viêm phế quản mãn tính sẽ giúp bạn có hướng điều trị đúng đắn, cơ thể luôn khỏe mạnh. Một số dấu hiệu đặc trưng bao gồm ho kéo dài, ho có đờm, sốt hay những cơn thở gấp, thở dốc,...

1. Dấu hiệu lâm sàng

- Ho kéo dài: Dấu hiệu đầu viêm phế quản mãn tính đầu tiên có thể thấy ngay đó là những cơn ho kéo dài. Các chất nhầy tồn tại bên trong phế quản sẽ khiến người bệnh bị ho và có thể kéo dài trong nhiều ngày. Đặc biệt khi thay đổi thời tiết, trời lạnh hoặc tiếp xúc với khói bụi, ô nhiễm khiến cơn ho nặng hơn.

- Khạc đờm kéo dài: Đờm lúc này thường có màu trắng. Nếu như nguyên nhân do bội nhiễm vi khuẩn thì đờm sẽ chuyển màu vàng hoặc xanh. Người bệnh dễ gặp phải triệu chứng ho có đờm vào sáng sớm. Tần suất thì sẽ tùy vào từng đối tượng khác nhau.

- Nếu bệnh nhân có dấu hiệu viêm phế quản mãn tính mà còn bị cúm, hoặc cấp tính nặng do vi khuẩn thì có thể sẽ bị sốt.

- Khó thở, thở gấp: Khi bạn bị mãn tính các chất nhầy sẽ tràn ra ống phế quản gây tắc nghẽn và khiến không khí trở nên khó di chuyển. Bạn sẽ bị khó thở, thở gấp. Tình trạng sẽ kéo dài nếu như không được điều trị kịp thời.

- Ngoài ra, một số dấu hiệu viêm phế quản mãn tính khác bao gồm: Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, ớn lạnh, người khó chịu, đau tức ở ngực, nghẹt mũi và xoang mũi,...

- Khi bệnh chuyển nặng hơn, các dấu hiệu viêm phế quản mãn tính có thể sẽ là da môi người bệnh chuyển sang màu xanh do thiếu oxi, cơ thể bị phù ngoại biên, sưng ở chân và mắt cá chân so giảm lượng oxi trong máu.

Các dấu hiệu viêm phế quản mãn tính sẽ xuất hiện nhiều lần, gây ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh và điều trị sẽ kéo dài. Chính vì vậy cần chú ý để điều trị dứt điểm tình trạng mãn tính.

2. Dấu hiệu cận lâm sàng

Thông thường các bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm , nhận biết một số dấu hiệu viêm phế quản mãn tính để chẩn đoán và có hướng điều trị đúng cách. Cụ thể:

- Chụp X quang phổi: Việc chụp X quang phổi có thể không ghi nhận những dấu hiệu bất thường trên phim chụp, tuy nhiên bác sĩ có thể nhìn ra một số dấu hiệu xung quanh các mạch máu, phế quản và có thể xác định được dấu hiệu "phổi bẩn".

Ảnh 3.

Chụo X-quang phổi nhằm tìm kiếm dấu hiệu bất thường xung quanh mạch máu và phế quản (Ảnh: Internet)

Việc chụp X quang là cần thiết vì giúp loại trừ các căn nguyên ho kéo dài do các bệnh lao phổi, ung thư phổi, viêm phổi kẽ, giãn phế quản,... gây nên.

- Đo chức năng thông khí phổi: Việc này sẽ giúp phân biệt chẩn đoán viêm phế quản mãn tính. Nếu như bạn ho kéo dài, không có tổn thương ở mu phổi, sau khi loại bỏ hết các nguyên nhân gây ho khác và kết quả đo chức năng thông khí phổi là bình thường thì người bệnh được xác định viêm phế quản mạn.

Ngược lại, nếu hình ảnh cho thấy rối loạn thông khí tắc nghẽn, thì bệnh nhân được xác định phổi tắc nghẽn mãn tính.

- Nội soi: Nội soi sẽ giúp nhận biết những dấu hiệu viêm phế quản mãn tính. Việc nội soi tai mũi họng, dạ dày cũng có thể giúp loại trừ các nguyên nhân gây ho như viêm xoang, viêm mũi hay trào ngược dạ dày thực quản.

3. Chẩn đoán dấu hiệu viêm phế quản mãn tính

Người bệnh sẽ được chẩn đoán viêm phế quản mạn tính nếu như có những dấu hiệu như sau:

- Dấu hiệu viêm phế quản đầu tiên là bệnh nhân ho, khạc đờm ít nhất 3 tháng mỗi năm trong vòng 2 năm.

- Kết quả đo chức năng thông phổi khí bình thường

- X quang phổi không thấy hình ảnh tổn thương

- Kết quả nội soi bình thường.

Trên đây là những dấu hiệu viêm phế quản mãn tính bạn cần chú ý theo dõi và nhận biết sớm để có hướng điều trị phù hợp, tránh những nguy hiểm, biến chứng về sau. Bạn cũng nên gặp bác sĩ để được tư vấn và chẩn đoán chính xác nhất.


Tác giả: Lan Anh