Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em và phương pháp chẩn đoán
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý nghiêm trọng và phổ biến, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ em và là một yếu tố nguy cơ gây ra bệnh hen suyễn. Vì vậy, cha mẹ cần nhận biết sớm những dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em để có biện pháp điều trị kịp thời.

1. Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng là một phản ứng xảy ra ở mắt, mũi và cổ họng. Nó xảy ra khi các chất gây dị ứng trong không khí kích hoạt giải phóng histamine và các hóa chất khác trong cơ thể.

Thông thường các chất gây dị ứng là vô hại. Nhưng khi trẻ em bị dị ứng, cơ thể nghĩ rằng những chất gây dị ứng này có hại và tấn công chúng. Các tế bào đặc biệt gọi là tế bào mast giải phóng các hóa chất bao gồm histamine, gây kích ứng mô mũi gần đó. Điều này gây ra các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Mỗi đứa trẻ có thể gặp các dấu hiệu khác nhau.

Các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em thường gặp bao gồm:

- Hắt hơi

- Nghẹt mũi

- Sổ mũi

- Ho dai dẳng

- Ngứa mũi, họng, mắt và tai

- Chảy máu cam.

Đây thường là các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em bị theo mùa, ảnh hưởng bởi mùa của các tác nhân gây dị ứng. Ví dụ như phấn hoa từ tháng 3 đến tháng 6 nên thời gian này trẻ sẽ bị viêm mũi dị ứng trầm trọng hơn.

Dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em bị quanh năm là:

- Nhiễm trùng tai tái đi tái lại

- Ngủ ngáy, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay bị giật mình khi ngủ.

- Thở bằng miệng

- Xuất hiện nếp nhăn trên sống mũi.

- Thường xuyên lau, day hoặc gãi mũi.

Vì bị quanh năm, dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể liên quan chứng mất ngủ, thờ ơ, kén ăn, học kém, tăng trưởng chậm,...

Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em như trên, các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám. Đặc biệt, cần đi khám càng sớm càng tốt nếu nhận thấy các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em trở nên tồi tệ hơn, hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng mới.

2. Chẩn đoán viêm mũi dị ứng ở trẻ em

- Các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em kinh điển là: chảy nước mũi, ngứa mũi, hắt hơi và tắc mũi, có hoặc không có viêm kết mạc. Sự hiện diện của hai hoặc nhiều dấu hiệu trong số này thường xác nhận chẩn đoán viêm mũi dị ứng. Bác sĩ sẽ thiết lập một lịch sử lâm sàng bao gồm thời gian và tính thời vụ của các triệu chứng.

Vì viêm mũi dị ứng có tính di truyền, nên ngoài kiểm tra các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em, bác sĩ có thể hỏi thêm về tiền sử bệnh lý trong gia đình.

- Bác sĩ sẽ dùng thuốc cản quang để kiểm tra bên trong mũi của trẻ, cụ thể là kiểm tra cuốn mũi (turbinate). Nếu cuốn mũi có máu tím nhạt hoặc hồng, bị sưng lên làm hẹp đường thở mũi thì được chẩn đoán là viêm mũi dị ứng. Nhưng cũng cần phân biệt với polyp mũi ở trẻ em, cuốn mũi nhạt, không mềm và có thể di động.

- Bác sĩ có thể chỉ định khám hen suyễn, bởi viêm mũi dị ứng là một nguy cơ gây hen suyễn. VIệc chẩn đoán và điều trị cả 2 sẽ có tác động tích cực đến kết quả.

- Xét nghiệm dị ứng (ví dụ xét nghiệm chích da hoặc xét nghiệm máu IgE) là phương pháp nhanh chóng và rẻ tiền nhằm hỗ trợ chẩn đoán và xác định chính xác nguyên nhân gây dị ứng.

Viêm mũi dị ứng tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của trẻ em. Dù không đe dọa đến tính mạng, nhưng chúng có thể gây bất lợi cho các khía cạnh về thể chất, tâm lý và xã hội của cuộc sống của trẻ em bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em có thể gây lờ đờ, trong khi các triệu chứng về đêm, như ngứa và sung huyết, có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Những triệu chứng này khiến thể lực suy giảm, trẻ khó tập trung, tác động đáng kể đến kết quả học tập. Chính vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện các dấu hiệu viêm mũi dị ứng ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần cho con em đi khám và điều trị kịp thời, tránh để ảnh hưởng lâu dài.


Tác giả: Mai Nhung