Virus viêm gan B chủ yếu ảnh hưởng tới chức năng của gan qua quá trình xâm nhập vào tế bào gan và gây bệnh. Khi phát triển tới một số lượng nhất định sẽ giết chết các tế bào gan và ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ em và trẻ sơ sinh. Một số lượng gan bị "chết" đột ngột có thể gây ra tổn thương gan cấp tính và thậm chí nguy hiểm hơn là xơ gan.
Với đa số trường hợp trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B thì điều này không xảy ra mà thay vào đó là virus gây viêm gan B sẽ phát triển từ từ trong cơ thể, có gây tổn thương gan nhưng chậm tiến triển. Theo y học, trạng thái này được gọi là giai đoạn chuyển giao mãn tính. Và mặc dụ là trẻ mang virus viêm gan B trong máu và gan nhưng lại không có dấu hiệu viêm gan B ở trẻ rõ rệt.
Hầu hết trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B thông qua quá trình sinh nở bị tiếp xúc với virus của người mẹ (nuốt) thông qua dịch âm đạo hoặc máu. Từ đó trẻ trở thành người mang mầm bệnh viêm gan B mãn tính. Điều này là ngược lại với những người trưởng thành bị nhiễm virus viêm gan B từ cấp tính sau đó là sự tiêu trừ của virus.
Dấu hiệu viêm gan B ở trẻ em và trẻ sơ sinh là gì? Đầu tiên những dấu hiệu viêm gan B ở trẻ sẽ xuất hiện trong vòng từ 25 ngày cho tới 180 ngày sau khi nhiễm virus viêm gan B. Những dấu hiệu viêm gan B ở trẻ phổ biến thường là:
Đây là triệu chứng viêm gan B phổ biến ở cả người trường thành và cũng là dấu hiệu viêm gan B ở trẻ phổ biến nhả. Lúc này những chức năng lọc và thải chất độc của gan (gọi chung là chức năng giải độc gan) đã bị suy yếu cộng với lượng billirubin trong gan của trẻ tăng lên quá cao và tan vào màu. Từ đó biểu hiện ra sắc tố bên ngoài da là màu vàng.
Tình trạng vàng da và vàng mẳt ở trẻ khi được phát hiện cần phải đưa tới bệnh viện ngay để kịp thời chẩn đoán và điều trị. Không chỉ là dấu hiệu viêm gan B ở trẻ mà còn là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến mật,...
Khi trẻ bị nhiễm virus viêm gan B, những kháng thể của hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ hoạt động để chống lại sự xâm nhập của virus. Từ đó dẫn tới dấu hiệu viêm gan B ở trẻ là những cơn sốt nhẹ. Nếu như không được phát hiện kịp thời những biểu hiện này sẽ nặng hơn và trở nên nghiêm trọng như co giật hay những tổn thương tới hệ thần kinh,...
Ngoài viêm gan B thì sốt còn là biểu hiện của nhiều bệnh khác vì thế bố mẹ cũng không nên chủ quan.
Rối loạn hệ tiêu hoá như: nôn, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng vùng gan (phía trên bên phải),... là những dấu hiệu viêm gan B ở trẻ qua đường tiêu hoá. Nguyên nhân phát triển của những dấu hiệu này là do gan có chức năng hỗ trợ tiêu hoá thức ăn và bài tiết của mật. Vì thế khi gan bị virus viêm gan B xâm nhập và "tàn phá" thì chức năng gan bị ảnh hưởng và suy giảm.
Từ đó ảnh hưởng lớn quá trình hấp thụ những dưỡng chất của cơ thể làm trẻ mệt mỏi và trở nên yêu ớt hơn; quá trình tiêu hoá cũng vì thế mà ảnh hưởng.
Ngoài những dấu hiệu viêm gan B ở trẻ như vàng mắt, vàng da, mệt mỏi kéo dài, nôn, buồn nôn, đau bụng vùng gan, sốt nhẹ,... thì trẻ có thể có nnhuwnxg biểu hiện như chán ăn, đau khớp, nước tiểu bị sẫm màu hay phát ban.
Để chắc chắn hơn về tình trạng của con mình bố mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế. Ở đó bác sĩ sẽ cho con bạn làm những xét nghiệm máu và kiểm tra thể chất để đánh giá tình trạng gan và mức độ phát triển của bệnh. Đối với những trường hợp nhiễm virus dạng mãn tính thì sinh thiết gan có thể là một kiểm tra cần thiết.
Nguồn dịch: http://www.chp.edu/our-services/transplant/liver/education/liver-disease-states/hepatitis-b