Cũng giống như nhiều bệnh về da khác, viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc hay viêm da cơ địa mặc dù không quá nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng nếu không điều trị dứt điểm, bệnh sẽ tiến triển nhanh và rất khó điều trị. Do vậy việc nắm rõ những dấu hiệu viêm da tiết bã và cách phòng tránh, bạn sẽ có những phương pháp chủ động tránh xa căn bệnh này hơn.
Bệnh viêm da tiết bã là một bệnh da mạn tính vì thế việc điều trị có thể kéo dài, đặc biệt với người có cơ địa dị ứng (di truyền) vì thế bệnh nhân phải biết cách "sống chung" với bệnh, không nên quá nóng vội trong việc điều trị. Viêm da tiết bã gây ra những khó chịu như ngứa ngáy, làn da sưng tấy, đỏ, tróc vảy...ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày của người bệnh. Viêm da tiết bã và các bệnh về da còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nếu không điều trị kịp thời, bệnh rất dễ tái phát và trở thành mạn tính, phải sống chung với bệnh đến suốt đời.
Viêm da tiết bã, đôi khi còn được biết đến với tên gọi chàm tiết bã là căn bệnh làm khô da, bong da. Nó xảy ra khi quá trình tái tạo tế bào da bị rút ngắn, làm bong tróc các tế bào ở lớp sừng nhanh hơn, chúng kết dính lại và tạo thành vảy.
Mô hình hóa bệnh viêm da tiết bã (Ảnh: Internet).
Ở người trưởng thành, viêm da tiết bã có thể gặp ở các vùng da khác nhau hay tiết dầu như lưng, ngực, nhất là ở vùng mặt. Với trẻ em, bệnh này hay được gọi là "cứt trâu" với từng mảng da két lại. Bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài nhưng cũng gây bất tiện khi sinh hoạt, làm diện mạo kém tự nhiên.
Hiện tượng "cứt trâu" là tên gọi dân gian của viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh. Bệnh chỉ mang tính tạm thời và sẽ biến mất trong vòng 3 năm khi đứa trẻ lớn lên. Biểu hiện viêm da tiết bã là các mảng da hơi dày, có màu rêu hoặc vàng nhạt, cứng, bong vảy và tụ lại thành mảng trên da đầu, dấu hiệu viêm da tiết bã đôi khi chúng cũng xuất hiện ở tai, mí mắt và mũi.
Biểu hiện viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ (Ảnh: Internet).
Ở người lớn, triệu chứng viêm da tiết bã khá đa dạng và dễ nhận biết. Những vùng cơ thể dễ bị viêm da tiết bã nhất là lông mày, mí mắt, mũi, môi, tai ngoài, ngực, da đầu, da nhờn. Tựu chung, biểu hiện viêm da tiết bã có 6 điểm sau:
- Da bị tổn thương, xuất hiện mảng bám trên diện tích lớn.
- Da nhờn và nhiều dầu.
- Ngứa nhẹ hoặc ngứa râm ran.
- Màu da ửng đỏ như phát ban.
- Rụng tóc, lông ở các vùng da đó.
- Có vảy da bong tróc, hoặc vảy két lại có màu vàng nhạt, rêu nhạt.
Dấu hiệu viêm da tiết bã (Ảnh: Internet).
Các bác sĩ khuyến cáo, người bị viêm da tiết bã dù có ngứa đến đâu cũng không nên gãi. Càng gãi càng ngứa hơn và có thể dẫn đến chảy máu, khiến bệnh nặng hơn. Hiểu về nguyên nhân cũng như dấu hiệu viêm da tiết bã sẽ giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn, lựa chọn phương án điều trị đúng đắn và hiệu quả.
Nếu không điều trị đúng cách, viêm da tiết bã có thể trở thành dạng mạn tính, tái phát từng đợt, có thể nặng hơn so với ban đầu, đặc biệt là khi bệnh nhân bị căng thẳng, stress. Viêm da dầu có thể tiến triển thành đỏ da toàn thân.
Nếu kết hợp với các bệnh da khác như viêm da cơ địa, vảy nến sẽ gây khó khăn khi chẩn đoán vì chúng có hình ảnh lâm sàng tương tự nhau. Để chẩn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân của bệnh, người bệnh cần đến cơ sở y tế để khám chi tiết:
- Dựa vào đặc điểm lâm sàng.
- Bệnh nhân có thể sẽ được làm các xét nghiệm như soi trực tiếp, nuôi cấy để xác định sự có mặt của các loại nấm Malassezia.
- Sinh thiết, mô bệnh học giúp phân biệt với bệnh vảy nến.
Việc điều trị bệnh viêm da tiết bã nhờn cần thủ theo 3 nguyên tắc: Loại bỏ vảy nến; chống nấm tại chỗ; giảm viêm, tiêu sừng, giảm nguy cơ bệnh bùng phát