Các dấu hiệu rối loạn lo âu thường thấy hiện nay bao gồm:
- Lo lắng thái quá: biểu hiện bằng trạng thái bồn chồn, lo âu trước mọi việc xung quanh dù chúng rất bình thường
- Sợ hãi phi lý: Thường xuyên bị ám ảnh bởi những thứ tưởng chừng như vô hại, chẳng hạn sợ độ cao, sợ động vật, sợ đám đông,...
- Hồi tưởng: hay nhớ lại, hồi tưởng về các sự kiện đã diễn ra
- Những hành vi cưỡng bách: suy nghĩ tiêu cực, suy nghĩ nhiều, đứng ngồi không yên.
- Căng cơ, nhịp tim đập nhanh, ra nhiều mồ hôi, dạ dày khó chịu, luôn cảm thấy hoa mắt chóng mặt
- Rối loạn tiêu hóa mãn tính
- Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó ngủ.
- Tự nghi ngờ bản thân
- Sút cân nghiêm trọng
- Thường xuyên vã mồ hôi
- Cảm giác mệt mỏi
- Khó tập trung, suy nghĩ về vấn đề gì đó
- Khó kiểm soát tâm trạng, sự lo lắng khi gặp tình huống nào đó
Rối loạn lo âu sẽ ngày càng trở nên nặng nề hơn và thậm chí gây ra chứng hoang tưởng, sợ hãi, có thể gây ra trầm cảm. Vì vậy ngay khi có những dấu hiệu rối loạn lo âu trên bạn nên đi khám để biết rõ tình trạng cơ thể và sức khỏe của mình.
Ảnh: Internet
Rối loạn lo âu là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và gây ra nhiều biến chứng, tại hác xấu đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, cụ thể như sau:
- Rối loạn lo âu khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác bất an, sợ hãi tột cùng. Điều này gây ra tình trạng mệt mỏi, chán nản cho người bệnh, khiến họ khó tập trung cho cuộc sống và những việc hàng ngày, lâu dần có thể dẫn tới trầm cảm.
- Rối loạn lo âu khiến cho bệnh nhân khép kín hơn, thường xuyên cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với những người xung quanh. Điều này gây ra hệ lụy xấu đó là cản trở công việc, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội của người bệnh.
- Rối loạn lo âu cũng khiến cho sức khỏe của người bệnh bị giảm sút do mất ngủ, gặp các vấn đề về tiêu hóa
Ảnh: Internet
- Rối loạn lo âu cũng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
+ Trầm cảm
+ Lạm dụng chất kích thích Khó ngủ
+ Vấn đề tiêu hóa
+ Đau đầu và đau mãn tính
+ Cách ly xã hội
+ Rắc rối ở trường, công việc
+ Chất lượng cuộc sống giảm
+ Tự tử
Khi bạn đến khám, bác sĩ sẽ kiểm tra về tình trạng sức khỏe của bạn để. Để chẩn đoán chính xác rối loạn lo âu, bác sĩ cần thực hiện một số những kiểm tra chuyên sâu như:
- Đánh giá tâm lý: đánh giá suy nghĩ, cảm giác, hành vi giúp chẩn đoán và kiểm tra biến chứng liên quan. Rối loạn lo âu thường đi kèm trầm cảm nên sẽ gây nhiều khó khăn trong việc chẩn đoán.
- So sánh triệu chứng của bạn với công cụ DSM-5: nhiều bác sĩ dùng công cụ DSM-5 để chẩn đoán rối loạn lo âu.
Có hai hướng điều trị chính hiện nay để điều trị rối loạn lo âu bao gồm: sử dụng liệu pháp tâm lý và dùng thuốc. Tùy theo mức độ và tình trạng của bệnh nhân bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp và lên phác đồ điều trị cụ thể:
- Liệu pháp tâm lý
Sử dụng phương pháp liệu pháp tâm lý để điều trị rối loạn lo âu chủ yếu bác sĩ sẽ tâm sự, nói chuyện và tư vấn tâm lý giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng. Trong đó chủ yếu bác sĩ sử dụng liệu pháp nhận thức hành vi và điều trị trong thời gian ngắn, tập trung hướng dẫn người bệnh những kỹ năng để hạn chế các triệu chứng.
Phương pháp này thường tập trung giúp người mắc chứng rối loạn lo âu đương đầu với tình huống dễ gây lo âu, giúp họ tự tin đủ để kiểm soát tình huống và triệu chứng lo âu.
Ảnh: Internet
- Thuốc
Một số loại thuốc giúp giảm các triệu chứng, phụ thuộc vào loại rối loạn lo âu và các triệu chứng bạn có mà bác sĩ sẽ quyết định dùng thuốc nào. Các thuốc được sử dụng bao gồm: Chống trầm cả, Thuốc chống lo âu,...
Trong trường hợp hạn chế: bác sĩ có thể sẽ cho sử dụng thuốc an thần ngắn hạn để giảm triệu chứng.
Khi điều trị bệnh rối loạn lo âu, người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
- Kiên trì điều trị: cần một thời gian thuốc mới có tác dụng, và có thể bạn sẽ phải đổi thuốc vài lần để xác định loại thuốc phù hợp nhất với mình. Vì vậy, hãy kiên trì điều trị và tin tưởng vào bác sĩ.
- Tuân thủ đúng phác đồ điều trị: Bạn cần uống thuốc và làm theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không được tự ý sử dụng thuốc hay ngưng thuốc.
- Nếu có các tác dụng phụ của thuốc, cần nói với bác sĩ ngay để có những điều chỉnh phù hợp.
- Cung cấp thông tin trung thực cho bác sĩ.