Dấu hiệu thiếu florua của cơ thể là gì? Đối phó như thế nào?

Dấu hiệu thiếu florua của cơ thể là gì? Đối phó như thế nào?
Fluor là một nguyên tố phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Nó là một khoáng chất vi lượng tồn tại trong cơ thể dưới dạng muối florua. Thiếu florua có thể gây ra các vấn đề về xương và răng.

1. Thiếu florua là gì?

Florua là một nguyên tố vi lượng được tìm thấy trong tự nhiên. Trong cơ thể người, 95% florua được tìm thấy ở xương và răng, dưới dạng canxi florua. Khoảng 50% fluoride được đào thải qua thận trong vòng 24 giờ sau khi hấp thụ. 

Thiếu florua là tình trạng cơ thể không có đủ florua hoặc không được sử dụng đúng cách. Nó là một rối loạn có thể gây sâu răng và loãng xương.

2. Triệu chứng thiếu florua

Trong cơ thể, hầu hết fluoride có trong xương và răng. Florua là cần thiết cho sự hình thành và sức khỏe của xương và răng. Chính vì vậy, nếu cơ thể thiếu florua thì các triệu chứng đầu tiên sẽ thể hiện trên xương và răng. 

Cơ thể hấp thụ florua chủ yếu từ nguồn nước uống và sinh hoạt. Do đó, nếu lượng florua trong nước thấp hơn 0,5mg/lít thì rất dễ dẫn đến các triệu chứng thiếu florua. Các dấu hiệu thường gặp là:

- Thiếu florua ở trẻ nhỏ, đang trong thời kỳ hình thành răng, thì triệu chứng thường là răng xấu và yếu. 

- Khi răng đã hoàn thiện, triệu chứng thiếu florua ở người trưởng thành là men răng xấu, răng bị sâu nhiều.

- Xương giòn và yếu hơn do thiếu florua làm ảnh hưởng đến quá trình củng cố xương, khiến giảm mật độ xương.

- Xương hông bị gãy ở người cao tuổi.

3. Nguyên nhân

- Do chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu khoáng chất flo.

- Tình trạng thiếu florua thường xảy ra ở các khu vực nước công cộng không được florua hóa, hoặc lượng florua trong nước quá ít.

- Không sử dụng các sản phẩm như kem đánh răng hoặc nước súc miệng bổ sung florua.

4. Phòng tránh

Florua không được xem xét là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng tầm quan trọng của nó trong việc ngăn ngừa sâu răng đã được thừa nhận, mặc dù phần lớn tác dụng của nó phát huy khi được sử dụng tại chỗ. Lượng florua khuyến nghị hàng ngày là:

- Trẻ sơ sinh từ 0 đến 6 tháng: 0,01mg.

- Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng: 0,5mg.

- Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi: 0,7mg.

- Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi: 1mg.

- Trẻ em từ 9 đến 13 tuổi: 2mg.

- Nữ giới từ 14 đến 50 tuổi: 3mg.

- Nam giới từ 14 đến 18 tuổi: 3mg.

- Nam giới từ 18 đến 50 tuổi: 4mg.

- Phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú: 3mg.

Vì cơ thế chúng ta cần một lượng rất ít florua nên chỉ cần để ý một chút, chúng ta có thể dễ dàng phòng tránh được tình trạng thiếu florua:

- Có thể cung cấp cho cơ thể nguồn florua tự nhiên có trong một số thực phẩm như cá, hải sản, quả nho, trà đen và rượu vang.

- Việc bổ sung florua vào nước cộng đồng là các phòng tránh thiếu florua đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm và có tác dụng với cả cộng đồng. Nếu bạn đang ở khu vực chưa được sử dụng nước florua hóa thì có thể bổ sung bằng cách uống florua. 

Các chất bổ sung có thể ở nhiều dạng khác nhau bao gồm thuốc viên, thuốc nhỏ hoặc viên ngậm, và đã được chứng minh là làm giảm đáng kể trường hợp và tốc độ sâu răng. 

Ảnh 3.

Bổ sung florua giúp giảm tình trạng sâu răng ở trẻ (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên việc bổ sung florua cần được sự chỉ định và giám sát của bác sĩ. Bởi cơ thể của chúng ta có thể hấp thụ florua tại chỗ hoặc toàn thân, do đó rất dễ quá liều. Mặt khác, việc quá liều florua có thể gây ngộ độc và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng. Do đó cần hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc bổ sung florua.

- Uống nước uống đóng chai có bổ sung florua.

- Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng, các sản phẩm bảo vệ răng miệng có bổ sung florua.

Ảnh 4.

Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng miệng có chứa florua (Ảnh: Internet)

Lưu ý: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi dù bú sữa mẹ hay sử dụng sữa công thức cũng không cần bổ sung thêm florua.

Bởi vì cơ thể cần rất ít florua, và hiện nay việc florua hóa nước cộng đồng cùng với phổ biến các sản phẩm vệ sinh răng miệng bổ sung florua, khiến cho việc thiếu florua rất ít khi xảy ra. Nếu bạn không biết khu vực mình sống có sử dụng nước được florua hóa hay không, hãy liên lạc với  công ty cung cấp nước địa phương. Khi mua kem đánh răng, bạn có thể kiểm tra nhãn dán để biết được hàm lượng florua có trong kem. 

Nguồn dịch: https://en.wikipedia.org/wiki/Fluorine_deficiency

Tác giả: Mai Nhung