Dấu hiệu thiếu Đồng cần bổ sung ngay

Dấu hiệu thiếu Đồng cần bổ sung ngay
Cơ thể không cần hàm lượng khoáng chất Đồng quá lớn, tuy nhiên lại không thể thiếu nó bởi sự có mặt trong nhiều hoạt động sống quan trọng. Vậy dấu hiệu thiếu Đồng mà cơ thể sẽ lên tiếng cảnh báo là gì?

1. Những dấu hiệu thiếu Đồng cần được bổ sung

Đồng là khoáng chất phổ biến thứ 3 trong cơ thể người, tuy cần hàm lượng thấp nhưng thiếu Đồng có thể gây ra sự mất cân bằng khoáng chất, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 2mg Đồng nạp vào. Trong thực tế gặp rất ít trường hợp bệnh nhân bị thiếu Đồng bởi nguồn thực phẩm tự nhiên chứa Đồng rất đa dạng, chỉ cần bữa ăn đầy đủ thịt cá, rau củ...là đã có thể bổ sung Đồng cho cơ thể rồi.

Một số dấu hiệu thiếu Đồng thường thấy nhất là:

1.1. Thiếu máu

Đồng có vai trò tăng hấp thu Sắt cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu máu. Vậy nên, một trong những dấu hiệu thiếu Đồng chính là giảm hấp thu sắt gây nên sự thiếu máu.

1.2. Xương phát triển bất thường

Nếu bạn thấy hệ thống xương của mình có vấn đề thì hãy nghĩ ngay đến dấu hiệu thiếu Đồng, bạn cần làm các xét nghiệm chuyên sâu để biết được kết quả chính xác.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, Đồng tham gia vào quá trình hình thành và phát triển xương, răng của cơ thể. Thiếu Đồng lâu ngày sẽ khiến bạn có nguy cơ cao gặp các vấn đề về xương như giòn xương, xương dễ gãy, xương biến dạng,...

1.3. Cơ thể mệt mỏi, xanh xao

Cơ thể mệt mỏi, xanh xao cũng là một trong những dấu hiệu thiếu Đồng thường thấy ở nhiều người. Lý lo là vì Đồng rất cần thiết trong việc duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh của cơ thể. Bổ sung hàm lượng Đồng khuyến nghị đầy đủ mới giúp bạn phát triển sức khỏe tốt và giữ cho sự phục hồi diễn ra thuận lợi hơn.

1.4. Co giật, rối loạn thần kinh

Đồng có vai trò quan trong trong các phản ứng enzyme, duy trì hoạt động của các mô liên kết. Mặt khác, nó còn tạo ra nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể. Hoạt động của hệ thần kinh cần có Đồng để chuyển hóa Sắt, Protein... Do đó, nếu cơ thể xuất hiện những cơn co giật, thần kinh rối loạn bất thường... thì đó có thể là dấu hiệu thiếu Đồng.

1.5. Da lão hóa, rụng tóc

Đồng còn được biết đến với vai trò hỗ trợ, kích thích sản xuất và tổng hợp các melanin, collagen có lợi cho da, tóc. Nếu cơ thể bạn quá thiếu hụt Đồng, rất có thể sự lão hóa sẽ tìm đến sớm và bạn rụng tóc nhiều hơn.

2. Cơ thể thiếu Đồng cần phải làm gì?

Khi cơ thể bạn lên tiếng cảnh báo bằng những dấu hiệu thiếu Đồng kể trên, hãy chú ý hơn đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Đối với những trường hợp nặng hơn, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn làm các xét nghiệm kịp thời. Dựa vào kết quả hàm lượng Đồng thiếu hụt, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn những loại thuốc bổ sung Đồng phù hợp với tình trạng cơ thể.

Đồng được sử dụng liên tục thường xuyên và không trữ lại, vậy nên lời khuyên cho bạn là ăn các thực phẩm giàu chất đạm như gan, hàu, ngũ cốc, hải sản, cá, các loại đậu, rau củ quả để ngăn ngừa các dấu hiệu thiếu Đồng.

Có thể kể tên 10 loại thực phẩm giàu Đồng sau: Gan động vật, nấm đông cô, hạt điều, cải xoăn, bột cacao, hạt vừng - mè, hạnh nhân, các loại đậu, nho khô...v.v.

3. Lưu ý khi bổ sung Đồng cho cơ thể

Các trường hợp dễ bị thiếu hụt Đồng nhất là người cao tuổi, phụ nữ có thai. Do đó, cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của đối tượng này, đảm bảo ăn đủ các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng. Phụ nữ có thai cũng cần bổ sung hàm lượng nhiều hơn bình thường, nên cũng cần lưu ý.

Nếu sử dụng các loại thuốc bổ sung Đồng, cần lựa chọn sản phẩm uy tín, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để tránh những mối nguy hại cho sức khỏe.

Trên đây là một số thông tin cần thiết giúp bạn và gia đình nắm được dấu hiệu thiếu đồng và nên bổ sung như thế nào cho hợp lý, an toàn.



Tác giả: Trà Mi