Tính từ đầu năm 2019, trên cả nước đã ghi nhận 105.000 ca sốt xuất huyết, con số này tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng lại. Bởi vậy việc nắm bắt những dấu hiệu sốt xuất huyết. Sẽ giúp chúng ta phần nào bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Dấu hiệu sốt xuất huyết và sốt thường ở giai đoạn đầu khá giống nhau. Tuy nhiên sốt xuất huyết khiến người bệnh tăng nhiệt độ rất nhanh và có thể sốt lên tới 40 độ C.
Giai đoạn này chưa có nguy hiểm, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và đau nhức. Nhất là ở người lớn, thường đau ở các phần cơ, đau đầu.
Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, hãy tới địa chỉ khám chữa bệnh uy tín để thăm khám. Sau khi cắt được cơn sốt, bệnh nhân không được chủ quan, vì nhiều người sẽ lầm tưởng đây là sốt thường. Cơn sốt có thể sẽ tái phát lại rất nhanh chóng.
Cơn sốt có thể kéo dài 3-7 ngày, tùy vào cách điều trị và thể trạng của bệnh nhân.
Dấu hiệu phát ban và xuất huyết dưới da, là dấu hiệu sốt xuất huyết đặc trưng. Sau 5-7 ngày mang bệnh, dấu hiệu này sẽ xuất hiện.
Sau khi cơn sốt chấm dứt cũng là lúc phát ban và xuất huyết bắt đầu. Nhẹ thì người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, có mẩn đỏ hoặc vết bầm. Ngoài ra còn có thể chảy máu chân răng, đi đại tiện ra máu và huyết áp giảm. Ở phụ nữ sẽ có thể rối loạn kinh nguyệt, đến kinh sớm hơn. Cơ thể mệt mỏi, li bì, không có sức sống. Nặng thì giảm tiểu cầu, xuất huyết dạ dày, xuất huyết mao mạch,...
Khi có triệu chứng này, bệnh tình rơi vào tình trạng nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Lưu ý: Trong giai đoạn này thể trạng người bệnh rất mệt mỏi, cần được điều trị ở các cơ sở y tế chuyên khoa. Bởi các biến chứng có thể xảy ra rất nhanh.
Cơ thể người bệnh sốt xuất huyết rất suy nhược sau khi bị bệnh. Người bệnh có thể cảm thấy khó khăn trong việc hoạt động hằng ngày, cần có người giúp đỡ.
Cần bổ sung thật nhiều vitamin cho cơ thể, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước, nghỉ ngơi thật nhiều.
Sau khi có dấu hiệu sốt xuất huyết. Điều đầu tiên cần làm, là đưa bệnh nhân đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi bệnh tình. Việc chẩn đoán sốt xuất huyết dễ gây nhầm lẫn, bởi dấu hiệu sốt xuất huyết rất giống với sốt rét và sốt thương hàn.
Căn bệnh này hiện chưa có thuốc điều trị. Tuy nhiên có thể hỗ trợ điều trị để giúp bệnh nhân phòng các biến chứng. Bởi vậy việc theo dõi tình trạng bệnh nhân là điều cần thiết. Hầu hết bệnh nhân đều tự khỏi bệnh sau 2 tuần kể từ ngày có triệu chứng sốt xuất huyết.
Người đã từng mắc sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại những lần sau. Nguy cơ mắc bệnh tình sẽ nặng hơn những lần trước. Vì vậy cần phải hết sức cẩn thận và chăm sóc sức khỏe tốt.
Bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue, có trong loài muỗi vằn. Khi bị loại muỗi vằn có chứa virus này đốt, người bệnh sẽ mắc sốt xuất huyết. Muỗi vằn phát triển nhanh vào mùa mưa, đặc biệt là khu ao tù, nước đọng. Hoặc ở các khu dân cư, trong các chum vại chứa nước.
Để bảo vệ bản thân và cả gia đình, mọi người nên:
- Kiểm tra khu vực sinh sống, không nên để nước trong chum vại đóng nhiều.
- Phun thuốc diệt muỗi.
- Cần bôi thuốc chống muỗi trước khi ra khỏi nhà. Mặc quần áo dài tay và đi giày, để muỗi không thể tấn công.
- Không nên đến những ao tù, nơi rậm rạp chứa muỗi.
Bảo vệ bản thân cũng là bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. Nắm chắc dấu hiệu sốt xuất huyết sớm và chia sẻ cho mọi người. Phòng tránh sốt xuất huyết ngay thôi nào!