Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, ai cũng phải biết kẻo tới lúc hối hận

Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, ai cũng phải biết kẻo tới lúc hối hận
Đây chính là những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường, ai cũng phải biết kẻo tới lúc hối hận thì đã quá muộn.

Dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường:

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường rất khó nhận ra và có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác vì vậy người bệnh cần đặc biệt lưu ý. Bệnh tiểu đường cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Dưới đây là danh sách các dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường giúp bạn phát hiện kịp thời bệnh.

1. Thường xuyên khát nước và đi tiểu liên tục là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Khát nước(tăng khát - polydipsia và đi tiểu liên tục(polyuria) cũng có thể là một trong những dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

Thận sẽ không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa nếu bạn mắc bệnh tiểu đường. Khi đó đường sẽ tích tụ trong nước tiểu và làm cho các mô bị mất nước. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn khát nước và dẫn đến đi tiểu nhiều hơn thường lệ.

Người bình thường đi tiểu 4-10 lần trong ngày, trung bình là 6-7 lần và không thay đổi. Nếu bạn khát nước liên tục và đi tiểu nhiều hơn, hãy coi chừng nguy cơ tiểu đường.

2. Đói quá mức có thể là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Nếu bạn thường xuyên thấy đói (polyphagia) đồng thời khát nước, đi tiểu nhiều rất có thể bạn đã bị tiểu đường. Insulin giúp chuyển đổi thực phẩm thành glucose để tạo ra năng lượng cho các tế bào, khi insulin bị thiếu hụt sẽ khiến cơ thể cảm thấy đói. Thực tế, việc ăn uống chỉ làm cho lượng đường trong máu còn cao hơn mà thôi.

3. Mệt mỏi - dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường cũng khiến cơ thể bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ. Tế bào của bạn không có đủ glucose để tạo thành năng lượng. Mất nước do đi tiểu thường xuyên cũng góp phần làm bạn cảm thấy kiệt sức.

4. Mờ mắt

Khi bạn có đầy đủ các dấu hiệu trên cộng thêm việc giảm thị lực bạn hãy nghĩ đến việc có thể mình bị mắc bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do sự dịch chuyển chất lỏng, làm cho tròng mắt của mắt bạn sưng lên và thay đổi hình dạng sẽ khiến giảm khả năng tập trung và khiến bạn nhìn mờ hơn.

Thị lực hoàn toàn có thể thay đổi và cải thiện khi bệnh được điều trị tuy nhiên nếu để lâu ngày có khả năng dẫn đến suy giảm thị lực dẫn đến chứng mù lòa.

5. Giảm cân không giải thích được

Giảm cân không mong muốn là dấu hiệu ban đầu của bệnh đái tháo đường type 1, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Người bệnh tiểu đường bị giảm cân do cơ thể đốt cháy chất béo để lấy năng lượng. Mất nước cũng góp phần làm cho bạn giảm cân đột ngột.

6. Ngứa da

Tiểu đường khiến cơ thể mất nước đồng thời cũng khiến da bị khô hơn dễ dẫn đến ngứa ngáy, mẩn đỏ , xuất hiện các vết xước, rạn da. Một lý do khác gây ngứa da là tình trạng nhiễm nấm men - thường gặp ở người bị tiểu đường.

7. Vết thương lâu lành

Lượng đường tích tụ trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương khiến các vết thương lâu lành hơn.

Khi bị vết thương hở nhưng thấy lâu lành bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.

8. Da sạm đi với những vùng da tối màu

Ở vị trí như các nếp gấp cổ, khuỷu tay, chân, nách, háng vùng da thường có màu tối tuy nhiên đây cũng là một trong những dấu hiệu chung của bệnh tiểu đường bạn nên chú ý.

9. Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

Một dấu hiệu khác của bệnh tiểu đường là thường xuyên thấy tê bì bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân do tình trạng lưu thông máu kém và do đó dẫn tới tổn thương thần kinh. Để giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tiểu đường, điều bạn cần làm là kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sự tuần hoàn của cơ thể.

Nếu có nhiều những triệu trứng trên cùng lúc bạn nên đi đến chuyên khoa để các bác sĩ thăm khám và có phương hướng điều trị kịp thời.

Tác giả: Vy An