Bệnh quai bị là một căn bệnh cấp tính, có khả năng lây nhiễm cao thành dịch do virus gây ra. Nếu không phát hiện sớm và chữa trị đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Vậy đâu là dấu hiệu sớm của bệnh quai bị, cách phòng ngừa bằng cách nào?
Con người là ổ chứa và là nguồn truyền nhiễm duy nhất của bệnh quai bị. Bởi vì, đây là loại bệnh lây lan trực tiếp qua đường hô hấp, khi hít phải các bụi nước chứa virus từ người bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sẽ bám vào niêm mạc mũi, miệng, tiếp đó di chuyển xuống nội tạng thông qua đường máu và lây bệnh.
- Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 2 đến 3 tuần, trung bình sẽ diễn ra trong khoảng 18 ngày.
- Thời gian lây truyền: Thông thường virus quai bị có trong nước bọt của người bệnh trước khi khởi phát từ 3 đến 5 ngày. Sau khi khởi phát từ 7 đến 10 ngày, khoảng thời gian này chính là giai đoạn lây truyền của bệnh. Đặc biệt trong khoảng thời gian một tuần xung quanh ngày khởi phát virus sẽ lây truyền mạnh mẽ nhất. Bên cạnh việc trú ngụ trong nước bọt, virus quai bị còn có trong nước tiểu của người bệnh trong vòng 2 tuần.
Vì quai bị là bệnh có thể lây lan trong cộng đồng, do đó: Để phòng tránh lây quai bị, bạn cần phải biết điều này.
Quai bị là bệnh nhiễm trùng rất đặc biệt, nó sẽ làm cho má và hàm của bạn sưng lên. Dấu hiệu sớm của bệnh quai bị chính là:
- Xây xẩm.
- Đau nhức khắp cơ thể.
- Biểu hiện cơ thể mệt mỏi.
- Xuất hiện cảm giác đau đầu.
- Có thể bị nôn ói hoặc nuốt khó... Đi kèm với đó là tình trạng sốt cao, sốt vừa phải theo cơ địa của từng người.
Ngoài ra, bị quai bị còn có một số dấu hiệu khác như:
- Người bệnh có thể bị đau khi nhai hoặc nuốt.
- Đau nhức đầu.
- Đau nhức các cơ.
- Mệt mỏi và cảm thấy yếu ớt.
- Mất cảm giác ngon miệng.
Các triệu chứng quai bị thường được xuất hiện một vài tuần sau khi tiếp xúc với virus từ 12 đến 25 ngày. Thậm chí có thể có virus mà không có bất kỳ triệu chứng nào.
Tuy nhiên, nếu bạn cảm thất bất kỳ triệu chứng quai bị nào ở bản thân, hoặc người thân, cần thăm khám, gặp bác sĩ. Nhưng trước khi đến bệnh viện hoặc phòng khám, bạn cần báo trước là bạn nghi ngờ mình bị quai bị. Để họ có thể chuẩn bị ngăn ngừa lây bệnh sang những người khác khi bạn đến thăm khám.
Tính đến nay chưa có loại thuốc đặc trị cho loại bệnh này. Do đó bạn cần phải tập trung vào việc điều trị nhằm giảm bớt các triệu chứng quai bị cho đến khi nhiễm trùng tự hết (Thường bệnh nhân sẽ khỏi các triệu chứng bệnh trong vài tuần).
Vì chưa có thuốc đặc trị, do đó cần điều trị quai bị bằng cách:
- Hạ sốt, hạ thân nhiệt cho bệnh nhân bằng khăn ấm.
- Người bệnh nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh cho người khác.
- Chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ.
- Đặc biệt, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc uống, thuốc bô. Hoặc đắp trực tiếp lên vùng bị sưng để tránh nhiễm độc.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tìm hiểu về bệnh quai bị, những thông tin trên hi vọng có thể giúp bạn hiểu đúng và nhận biết những dấu hiệu sớm của bệnh quai bị. Từ đó nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện, phòng ngừa lây nhiễm trong cộng đồng và có biện pháp điều trị hiệu quả để không gây ra biến chứng nguy hiểm.