Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi và những lưu ý khi có dấu hiệu sảy thai

Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi và những lưu ý khi có dấu hiệu sảy thai
Đối với phụ nữ, quá trình mang thai không hề đơn giản, mẹ bầu có thể gặp nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như đối mặt với nguy cơ sảy thai ở những tuần đầu. Vậy dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi như thế nào? Cần lưu ý những gì khi xuất hiện các triệu chứng cảnh báo sảy thai.

Theo một số nghiên cứu thì tỉ lệ sảy thai diễn ra trong tam cá nguyệt đầu tiên khá cao. Vậy dấu hiệu sảy thai 6 tuần đầu như thế nào? Có cách nào để phòng tránh việc sảy thai không? Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi xuất hiện các dấu hiệu sảy thai.

1. Sảy thai sớm là gì?

Sảy thai sớm là tình trạng mất thai trong ba tháng đầu. Đa số các trường hợp sảy thai sớm thường xảy ra trước 10 tuần. Có một số trường hợp sảy thai sớm hơn, thậm chí trước khi người phụ nữ phát hiện ra mình mang thai. Đây là một trải nghiệm vô cùng khó khăn và đáng buồn.

Theo thuật ngữ y học, sảy thai sớm được gọi là suy thai sớm. Điều này có nghĩa là thai không phát triển được. Hầu hết những trường hợp sảy thai sớm không nằm trong tầm kiểm soát của bất kỳ ai, việc sảy thai sớm hoàn toàn là tự nhiên.

2. Nguyên nhân gây sảy thai sớm

Bạn không thể nào biết bản thân sẽ sảy thai bao giờ bởi có rất nhiều sự thay đổi xảy ra với các tế bào và gen trong một thai kỳ đang phát triển. Hơn nữa, có thể do tình trạng sức khỏe hay thói quen của người mẹ cũng làm tăng khả năng sảy thai sớm, chẳng hạn như:

- Tử cung của người mẹ gặp các vấn đề như u xơ, lạc nội mạc tử cung ... hoặc các bất thường về cấu trúc của tử cung.

- Người mẹ có thói quen hút thuốc, sử dụng chất cấm, quan hệ tình dục mạnh, người quá gầy hoặc quá béo …

- Người mẹ có các bệnh lý về tuyến giáp, tiểu đường, tim mạch hay thiếu máu.

- Có thể do bất thường nhiễm sắc thể.

Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi và những lưu ý khi có dấu hiệu sảy thai - Ảnh 2.

Người mẹ có vấn đề về sức khoẻ sinh sản dễ bị sảy thai hơn bình thường (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Góc giải đáp: Sảy thai bao lâu thì rụng trứng?

Máu sảy thai có màu gì? Phân biệt máu sảy thai với kinh nguyệt thế nào?

3. Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi

Nếu các mẹ bầu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau đây, nên đến bệnh viện kiểm tra sớm vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sảy thai:

- Không còn thấy dấu hiệu như khi mang thai: đau, căng tức ngực, ốm nghén

- Có cảm giác đau bụng theo từng cơn, đau dữ dội hoặc đau bụng kèm theo chảy máu

- Đau lưng

- Dịch nhờn xuất hiện nhiều có mùi hôi nặng, kèm theo cục máu đông lỏng màu hồng

- Có hiện tượng máu chảy nhiều ở âm đạo, có màu đỏ tươi, chảy rồi lại ngưng và lặp đi lặp lại một cách khó kiểm soát

- Có hiện tượng chuột rút thường xuyên, kèm theo đó là đau bụng hoặc chảy máu

Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi và những lưu ý khi có dấu hiệu sảy thai - Ảnh 3.

Bụng đau thắt theo từng cơn kèm theo chảy máu nguy cơ sảy thai là rất cao (Ảnh: Internet)

Nếu trong quá trình mang thai, bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào như trên, nên đến bệnh viện kiểm tra sớm, nếu đang trong giai đoạn doạ sảy thì bạn vẫn có thể giữ thai.

4. Cần làm gì khi có dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi?

Khi có dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi, mẹ bầu nên bình tĩnh và tới gặp bác sĩ chuyên khoa sớm nhất để có phương án điều trị phù hợp.

4.1. Nếu chỉ là dấu hiệu dọa sảy

Khi xuất hiện tình trạng dọa sảy, mẹ bầu nên lưu ý một số điều sau:

- Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức gây ảnh hưởng đến thai nhi.

- Không nên hoạt động mạnh, kiêng quan hệ tình dục. Thay vào đó mẹ bầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn, giữ tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể.

- Tránh xoa bụng vì hành động này của mẹ có thể vô tình gây sảy thai do có sự tác động lên tử cung, khiến tử cung co bóp dẫn đến thai nhi bị đẩy ra ngoài.

- Bổ sung các loại vitamin cần thiết cho phụ nữ mang thai theo sự hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh khoa học.

Dấu hiệu sảy thai 6 tuần tuổi và những lưu ý khi có dấu hiệu sảy thai - Ảnh 4.

Khi thấy những dấu hiệu cảnh báo có khả năng bị sảy thai, chị em nên đến bệnh viện kiểm tra (Ảnh: Internet)

4.2. Nếu kết quả là sảy thai

Sau quá trình kiểm tra, mẹ bầu được chẩn đoán là đã sảy thai, mẹ bầu không nên quá lo lắng và lưu ý một số vấn đề:

- Trong trường hợp bị sảy thai sớm ở những tuần đầu, cơ thể có thể tự đào thải các mô mà không cần sự hỗ trợ của y tế.

- Bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp phù hợp để đưa thai nhi ra ngoài.

- Đối với sảy thai hoàn toàn, bác sĩ sẽ kiểm tra buồng tử cung của bạn xem sạch hay chưa. Nếu chưa sạch sẽ tiến hành nạo hút nhau thai còn sót lại.

Ngoài ra, sau khi sảy thai, bạn sẽ vẫn bị chảy máu và đau trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đau dữ dội thì cần liên hệ với bác sĩ ngay vì có thể nguy hiểm đến sức khỏe.

5. Cách phòng ngừa tránh bị sảy thai

Để phòng tránh việc bị sảy thai, nhất là đối với chị em có vấn đề sức khỏe sinh sản như u nang, u xơ, niêm mạc mỏng, trên 35 tuổi … các bạn nên xây dựng và cân bằng chế độ dinh dưỡng, lối sống khoa học, cụ thể:

- Nên bổ sung các loại vitamin cần thiết để cả mẹ và thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt hành trình mang thai.

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh tiếp xúc khói thuốc, rượu bia và các chất kích thích.

- Vận động nhẹ nhàng khi mang thai, tập các bài tập thể dục giúp mẹ bầu giảm căng thẳng, thư giãn, giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

- Thăm khám đều đặn theo định kỳ khám thai và làm các xét nghiệm, kiểm tra sàng lọc cần thiết …

Có thể nói, trong quá trình mang thai, phụ nữ đối mặt với nhiều nguy cơ như sảy thai, thai lưu, thai kém phát triển, … Vì vậy, để bảo vệ sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi, chị em nên kiểm tra sức khỏe thường xuyên, giữ tinh thần thoải mái, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và xây dựng lối sống lành mạnh.

Nguồn tham khảo:

1. What Does a Miscarriage Look Like?

2. Miscarriage


Tác giả: Hằng Vũ