Dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Khi nào thì bất thường?

Dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh: Khi nào thì bất thường?
Nôn trớ là một triệu chứng khá phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng đôi khi bố mẹ chủ quan đã bỏ qua những triệu chứng nôn trớ bất thường có thể gây nguy hiểm cho bé. Vậy dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh nào là bình thường, dấu hiệu nào là bất thường?

1. Dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh được coi là bình thường

Tuần đầu tiên sau khi sinh là khoảng thời gian rất nhạy cảm với bé vì cơ thể non nớt bắt đầu thích nghi với môi trường và tồn tại như một cá thể độc lập. 

Do đó, hiện tượng nôn trớ được coi là khá bình thường. Khi bé bú sữa nhiều hoặc nằm sai tư thế đều có thể bị nôn. Thậm chí việc di chuyển hay quấy khóc cũng gây ra những phản ứng này.

Ảnh 2.

Trẻ quấy khóc có thể gây ra nôn trớ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Mẹo chữa nôn trớ ở trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua

Những sai lầm cho trẻ ăn dặm mà mẹ cần tránh

Vì xuất phát từ những lí do đơn thuần nên dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm sẽ tự khỏi sau khoảng 6 đến 24h đồng hồ mà bố mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh đều bình thường. Bố mẹ cần quan sát và lưu ý những dấu hiệu sau đây vì nó có thể báo hiệu nguy hiểm cho cơ thể bé.

2. Dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh báo hiệu nguy hiểm

Nếu như khoảng thời gian đầu sau sinh bé nôn trớ là hiện tượng bình thường thì sau một vài tháng, nếu bé vẫn tiếp tục nôn, thì đây không còn do ăn quá no hay di chuyển mà có thể dạ dày và đường tiêu hóa của bé đã bị vi khuẩn có hại tấn công hoặc báo hiệu viêm nhiễm hệ hô hấp, tiết niệu.

Ảnh 3.

Bố mẹ cần rất lưu ý với các dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh được coi là bất thường (Ảnh: Internet)

Bố mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà phải đưa các bé đến bác sĩ ngay nếu như nôn trớ không giảm theo thời gian. Bé càng lớn mà vẫn thường xuyên nôn là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.

Dưới đây là một số dấu hiệu đi kèm nôn trớ mà bố mẹ cần lưu tâm và quan sát liên tục để đưa trẻ đi điều trị kịp thời

- Bụng đau thắt, quằn quại,

- Đày hơi, trướng bụng

- Không tỉnh táo

- Xuất hiện hiện tượng co giật sau nôn

- Nôn liên tục trong khoảng 1 ngày

- Dịch nôn có màu sắc khác thường

- Cơ thể mất nước, môi khô, đi tiểu ít

- Nôn ra máu hay mật xanh. Tuy nhiên nếu máu chỉ dính một chút thì không đáng lo vì mao mạch thực quản có thể bị tổn thương nhẹ do lực đẩy của dạ dày để tống chất nôn ra ngoài. Nhưng nếu dịch nôn màu xanh thì cần đưa bé đi khám ngay.

Ảnh 4.

Cẩn trọng khi trẻ nôn ra máu (Ảnh: Internet)

- Nôn trớ sau khi ăn liên tục ở giai đoạn 1 tháng đầu sau sinh. 

Đây là dấu hiệu cảnh báo hẹp môn vị gây ứ tắc sữa, thức ăn dẫn đến bé bị nôn liên tục. Đây không phải triệu chứng quá nguy hiểm, bố mẹ có thể cho con đến bệnh viện để thực hiện tiểu phẫu là cơ thể sẽ bình thường trở lại.

Trên đây là một số lưu ý về các dấu hiệu nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Tuy đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng cũng không tránh khỏi những nguy cơ gây nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy, bố mẹ hãy đặc biệt chú ý đến các dấu hiệu để có hướng xử trí kịp thời, giúp bé luôn khỏe mạnh và tiêu hóa tốt.


Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên