Viêm họng là một trong số những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp mà bất cứ độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Điều trị viêm họng không khó, tuy nhiên những biểu hiện của viêm họng lại dễ bị nhầm lẫn với những thể bệnh khác, gây khó khăn cho việc áp dụng biện pháp thích hợp. Vậy triệu chứng để nhận diện viêm họng như thế nào?
- Triệu chứng ngứa họng
Đây là những dấu hiệu nhận biết viêm họng sớm, là triệu chứng thường thấy và cũng là những biểu hiện đầu tiên để cho thấy các bạn đã mắc phải bệnh viêm họng. Cảm giác ngứa ngày, vướng víu làm cho bệnh nhân viêm họng thấy rất khó chịu như bị mắc vật gì đó trong cổ họng. Biểu hiện này chủ yếu xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm họng do dị ứng. Khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh chỉ muốn khạc, ho để đẩy dị vật cổ họng trong ra bên ngoài.
- Bề mặt niêm mạc họng sưng, tấy đỏ
Khi viêm họng, các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp sẽ làm tổn thương trên bề mặt niêm mạc họng. Điều này sẽ dẫn đến niêm mạc họng bị phù nề và sưng tấy lên.
- Đau – rát họng
Đây cũng là dấu hiệu nhận biết viêm họng, thường xuất hiện kèm với triệu chứng ngứa họng. Những cơn đau ở họng thường diễn ra một cách âm ỉ, gây nhiều phiền phức cho người bệnh. Nhiều khi bệnh nhân chỉ uống nước hoặc nuốt nước bọt cũng đã cảm thấy rất đau.
- Dấu hiệu nhận biết viêm họng: Ho Khan
Khi mới bắt đầu bị viêm họng, người bệnh sẽ có triệu chứng ho khan. Các cơn ho này sẽ xuất hiện một cách rải rác, không thường xuyên.
Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày bệnh sẽ diễn tiến theo chiều hướng phức tạp thì các cơn ho sẽ kéo dài hơn, thậm chí ho có đờm và thời điểm các cơn ho xuất hiện nhiều nhất chủ yếu là ban đêm và sáng sớm. Ho khan hoặc ho có đờm còn phụ thuộc vào cơ địa và giai đoạn phát triển của bệnh, cơn ho thường kéo dài và hay xuất hiện về đêm.
- Sốt
Cơ địa mỗi người sẽ có sự phản ứng khác nhau với tình trạng viêm họng. Có những người sẽ không có biểu hiện gì, nhưng cũng có những bệnh nhân viêm họng lại có hiện tượng sốt cao, thân nhiệt có thể lên đến 3 8 – 39 độ. Với trẻ em hiện tượng sốt cao cũng cần được đặc biệt chú ý để tránh hậu quả có thể trẻ bị co giật.
Để hạn chế mắc viêm họng cũng như những chứng bệnh khác về đường hô hấp, mọi người nên thực hiện theo những khuyến cáo sau:
Có biện pháp vệ sinh cơ thể, răng miệng sạch sẽ, khoa học, thường xuyên… để qua đó những mầm bệnh, các loại vi khuẩn sẽ không còn cơ hội tiếp xúc, xâm nhập và tấn công gây tổn thương họng.
Luôn có biện pháp bảo vệ đường thở khi tiếp xúc với môi trường làm việc, môi trường sống có nhiều chất độc hại, khói bụi. Tốt nhất nên thường xuyên mang khẩu trang y tế.
Khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột, cần có biện pháp giữ ấm, nhất là những vị trí nhạy cảm như vùng cổ họng, vùng ngực,….Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ cơ thể bị nhiễm lạnh.
Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, đồ uống có ga, cà phê… để tránh niêm mạc họng bị kích ứng và viêm nhiễm.
Chế độ ăn uống hàng ngày cần đảm bảo hợp lý, cân bằng các dưỡng chất cần thiết để bổ sung cho cơ thể các thành phần dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe. Từ đó, giúp cơ thể có một hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng tốt nhất.
Bên cạnh đó, mọi người cũng cần tích cực vận động, luyện tập để cơ thể có một sức đề kháng tốt nhất.